15 tháng 5, 2015

Trống đánh xuôi , Kèn thổi ngược !!!

 Mới cách đây 2 tuần , 3 X đọc " giễu văn " tại cái " đại lễ " 40 năm phỏng 2 hòn thì hôm 13/5 lại có tin phát ngôn viên bộ ngoại giao  " Việt Nam hoan nghênh Mỹ 'duy trì hòa bình' ở biển Ðông ... " Đúng là chuyện
" Trông đánh xuôi , kèn thổi ngược .

HÀ NỘI (NV) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN công khai bày tỏ sự vui mừng khi Hoa Kỳ loan báo hàng loạt dự định, nhận định liên quan tới việc kiềm chế hoạt động của Trung Quốc tại biển Ðông.
Hôm 13 tháng 5, Hoa Kỳ tiết lộ dự định sẽ điều động phi cơ và chiến hạm đến biển Ðông để tuần tra quanh các bãi đá mà Trung Quốc vừa bồi đắp thành đảo nhân tạo và đang xây dựng để biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự.


Không ảnh chụp bãi đá Chữ Thập sau khi được Trung Quốc bồi đắp. Những hành động của Trung Quốc tại biển Ðông đã làm Hoa Kỳ tỉnh ngộ về tham vọng của Trung Quốc. (Hình: CSIS)
Cùng thời điểm này, Ủy Ban Ðối Ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi điều trần về việc “bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại biển Hoa Ðông và biển Ðông.”
Tại buổi điều trần đó, ông David Shear, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và nay là trợ lý đặc trách an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, cảnh báo, sau khi công bố yêu sách về chủ quyền tại biển Ðông, dường như Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát toàn bộ biển Ðông thông qua việc bồi đắp, xây dựng, thay đổi nguyên trạng của vùng biển này.
Các động thái của Trung Quốc có thể khiến các quốc gia trong khu vực củng cố khả năng quân sự ở các tiền đồn của họ tại biển Ðông, khiến nguy cơ do tính toán sai lầm, khủng hoảng và chạy đua vũ trang gia tăng.
Theo ghi nhận của Hoa Kỳ, riêng tại quần đảo Trường Sa, số tiền đồn của Việt Nam là 48, của Philippines là 8, của Trung Quốc là 8, của Mã Lai là 5 và của Ðài Loan là 1.
Ông Daniel Russel, trợ lý đặc trách khu vực Ðông Á và Thái Bình Dương của ngoại trưởng Hoa Kỳ, nhấn mạnh, Hoa Kỳ có những lợi ích cần phải bảo vệ và vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm bảo đảm rằng, các tranh chấp về chủ quyền tại biển Ðông phải được giải quyết bằng những biện pháp ôn hòa.
Ông Russel nhận định, mức độ căng thẳng tại biển Ðông đang gia tăng. Những hành động gây bất ổn như bồi đắp các bãi đá có thể gây nguy hiểm cho nỗ lực phát triển ổn định và cần phải được giải quyết. Hoa Kỳ cần bảo vệ quyền giải quyết tranh chấp theo luật pháp. Việc thiếp lập quan hệ đối tác với các quốc gia Ðông Nam Á và phối hợp với các đồng minh như Nhật, Úc là cần thiết để tối ưu hóa sự trợ giúp và hoạt động ngoại giao.
Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng, “Hoan nghênh nỗ lực của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở biển Ðông, đặc biệt là ủng hộ vai trò của ASEAN, tuân thủ DOC (Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Ðông) và những nỗ lực nhằm sớm đạt được COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Ðông).
Ngoài Việt Nam, Philippines cũng đã lên tiếng ủng hộ những dự định và nhận định của Hoa Kỳ. Ông Albert Del Rosario, Ngoại trưởng Philippines, cho biết, quốc gia này mong được Hoa Kỳ trợ giúp nhiều hơn để ngăn chặn việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng biển Ðông, nhằm kiểm soát biển Ðông. Khi phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington D.C, ông Rosario cho rằng, cần phải nhanh chóng làm điều gì đó, nếu không, việc Trung Quốc kiểm soát được biển Ðông sẽ dẫn đến tình trạng quân sự hóa, đe dọa tự do hàng hải.
Ông Rosario khẳng định, Hoa Kỳ nên hành động nhiều hơn để tăng cường sự hiện diện tại châu Á, kể cả đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Theo ngoại trưởng Philippines, việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á của Hoa Kỳ “chưa tập trung và chưa đủ mạnh mẽ.”
Theo dự tính, cuối tuần này, ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đến thăm Trung Quốc. Giới thạo tin nhận định, trong chuyến thăm đó, ông Kerry sẽ chuyển cho Trung Quốc những thông điệp nhằm nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ tự do giao thông trên biển và trên không tại biển Ðông. Các nỗ lực thay đổi nguyên trạng biển Ðông của Trung Quốc sẽ không thể đạt đến tác dụng mà Trung Quốc mong muốn là dựa vào đó để hỗ trợ yêu sách đòi chủ quyền cả trên biển lẫn trên không ở khu vực biển Ðông. Ðồng thời những hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại biển Ðông chỉ gây bất ổn trong khu vực và gây phương hại cho quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng, sau khi gặp ông Kerry, Trung Quốc sẽ “không còn mơ hồ về quyết tâm của Hoa Kỳ.” Người ta dự đoán chuyến thăm Trung Quốc của ông Kerry nhằm bàn thảo về việc “hợp tác chiến lược” sẽ trở thành dịp “phơi bày mâu thuẫn.”
Theo ông Alexander Sullivan, làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu vì An Ninh Mới (CNAS), nếu Trung Quốc kiểm soát được biển Ðông thì chính sách khu vực của Hoa Kỳ phá sản và khó có thể huy động lực lượng cấp cứu Ðài Loan, Philippines nếu hai đồng minh này bị Trung Quốc sách nhiễu.
Ông Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Châu Á ở Singapore, tin rằng, những hành động của Trung Quốc tại biển Ðông đã làm Hoa Kỳ tỉnh ngộ về tham vọng của Trung Quốc. Vấn đề là Hoa Kỳ sẽ phải đối phó như thế nào sau khi những lời kêu gọi và các khuyến cáo không làm Trung Quốc bận tâm. (G.Ð)
nguồn: người việt online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét