29 tháng 1, 2015

Chuyện cấm nữ giới

Trước hết xin nhắn lại một lần nữa bài này quý bà , quý cô , quý chị em gái xin đừng đọc . Lỡ không dằn được tính tò mò mà vào đọc thì đừng trách tui nha . Xin trân trọng cám ơn quý vị .
Sự khác nhau giữa " gái chưa chồng " và " gái đã có chồng " . Thật ra thì khó phân biệt giữa 2 trường phái này nếu bạn chỉ nhìn bề ngoài . Nhưng qua hành động của họ bạn có thể nhận xét được , việc còn lại là ...:
" Bạn có chấp nhận hay không ? "

Dưới đây chính là những điều căn bản căn bản để bạn nhận xét :

1. Gái chưa chồng hay hỏi đàn ông về ước mơ. Gái có chồng hay hỏi đàn ông về công việc.

2. Gái chưa chồng đọc sách về đàn ông. Gái có chồng đọc sách về đàn bà.

3. Gái chưa chồng thích mùa thu. Gái có chồng thích mùa giảm giá.

4. Gái chưa chồng nhặt lá khô ép vào sổ tay. Gái có chồng nhặt lá khô bỏ vô thùng rác.

5. Gái chưa chồng vừa ủi quần áo vừa hát. Gái có chồng vừa ủi vừa gắt gỏng.

6. Khi tiễn bạn trai đi xa, gái chưa chồng bảo: “Anh nhớ về với em”. Gái có chồng dặn: “Anh nhớ coi đồ cẩn thận”.

7. Khi nhà cháy, gái chưa chồng cứu cuốn album. Gái có chồng cứu két tiền.

8. Gái chưa chồng khám điện thoại bạn trai. Gái có chồng khám cái bóp .

9. Khi chia tay, gái chưa chồng bảo bạn trai: “Em hết yêu rồi”, còn gái có chồng hét: “Tôi hết chịu đựng nổi rồi”.

10. Thấy bạn trai bị té xe ( xe 2 bánh mặc kệ xế nổ hay xế đạp ), gái chưa chồng hỏi: “Anh có đau không?”. Gái có chồng hỏi: “Anh có đi tiếp được không?”.

11. Đi xa, gái chưa chồng canh chừng bạn trai. Gái có chồng canh chừng hành lý.

12.Vào tiệm ăn, gái chưa chồng xem kỹ thực đơn. Gái có chồng xem kỹ hóa đơn.

27 tháng 1, 2015

Phương Trình Đặc Biệt

 Hãy giải thích và chứng minh phương trình sau :

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN =  ???  bạn hãy tận dụng tất cả khả năng về ngôn ngữ để chứng minh .





Trả Lời:



QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN = QUÂN DẬN NHÂN ĐÔI

QUÂN DẬN NHÂN ĐÔI = QUÂN DẬN NHÂN HAI

QUÂN DẬN NHÂN HẠI = QUÂN HẠI NHÂN DÂN



Tiếng Anh của " đỉnh cao chí tệ "

Tấm ảnh này chụp hình tấm bia công nhận 1 cây gạo cổ thụ hơn 700 tuổi ở khu vực đền Mõ ( thôn Nghi Dương , xã Ngũ Phúc , H.Kiến Thụy , Hải Phòng) là Cây di sản Việt Nam.
Bức ảnh trên nằm trong mục “Phóng sự ảnh” của trang “ Diển đàn trí thức Thủ đô” (husta.org.vn) của Liên hiệp các Hội khoa học và kỷ thuật thành phố Hà Nội . Mà người chịu trách nhiệm chính của trang này là :

" Chỉ đạo nội dung: GS.TS. Vũ Hoan - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Phụ trách nội dung: TS.  Đoàn Mạnh Phương - Tổng biên tập Tạp chí Trí thức và Phát triển kiêm Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông LHH.
Trụ sở: 67 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. "


   Tuy nhiên , điều khiến mọi người bàn tán xôn xao chính là những từ tiếng Anh rất ngây ngô được khắc trên tấm bia.
   Hàng chữ  “Cây gạo đại thụ” được dịch là “Plant rice university acceptance” (!), và năm Giáp Thân được “phóng tác” thành “Body Armor”!
   Không khó để nhận ra rằng giữa tiếng Việt và phần được dịch ra tiếng Anh " cao siêu " như thế nào. Điều đáng nói ở đây là sự cẩu thả đến mức vô trách nhiệm của cả " một lũ khỉ " đối với một công trình có tính biểu tượng cao như tấm bia nói trên.

Dưới đây là "thành quả giải mật" tấm bia của các cư dân mạng:

* Giáp thân = " Body Armour".
- "giáp = áo giáp => Armour" và "thân = thân thể => body".
- Suy ra "Giáp thân" có nghĩa là Năm con khỉ, mà trở thành "áo giáp chống đạn toàn thân".

* "Cây gạo đại thụ" = "Plant rice university acceptance " .
- cây = plant. - gạo= rice - đại = đại hoc = university - thụ= thu nhận = acceptance

Potay.com và Potoanthan.het  hahahahaha....



scr: internet

25 tháng 1, 2015

Bột bánh làm sẵn có chất độc hại .


Scr: www.cleankids.de
Tạm dịch :
Các loại bột trộn sẵn xuất xứ từ VN bị thu hồi do hàm lượng nhôm trong sản phẩm vượt mức cho phép . Các sản phẩm trên được bán trên toàn nước Đức qua các cửa hàng gọi là " Chợ Á châu " . Trong gói bột " Bánh bông lan nướng " hàm lượng nhôm được xác định là 1670mg/kg . Mức giới hạn cho phép của cơ quan an toàn thực phẩm của âu châu là 1mg/1kg trọng lượng cơ thể trong 1 tuần .
Người tiêu thụ không được dùng loại bột này nữa và có thể trả lại hàng và lấy lại tiền từ người bán .

15 tháng 1, 2015

Darwin và những cuộc tranh cãi về thuyết tiến hóa .



LTS : Xưa nay đa số sách vở trong nhà trường đều nói nguồn gốc con người là do sự tiến hóa từ người vượn cách đây 4 triệu năm . Nhà khoa học người Anh Darwin  đã khẳng định điều này , nhưng lời tuyên bố của ông gặp phải sự phản kháng mãnh liệt của Nhà Thờ và các tín hữu Thiên Chúa Giáo . Thế nhưng gần đây một sô bằng chúng bất ngờ được đưa ra với sự kiểm nghiệm chính xác của khoa học khiến cho thuyết này có vẻ lung lay , nếu không muốn nói là sụp đổ . Liệu điều này có thật không và bạn có tin vào học thuyết này không ? Mời bạn hãy đọc bài viết dưới đây cũng những bằng chứng được đưa ra ...
TNL_TTM

 Các Bạn có tin vào học thuyết tiến hóa của Darwin không ?
Giáo dục nhà trường hiện nay căn bản đều chấp nhận thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc nhân loại với ý tưởng con người tiến hóa từ vượn cổ 4 triệu năm trước. Tuy nhiên, các phát hiện trong giới khoa học cùng nhiều bằng chứng khác cho thấy vấn đề không hề đơn giản.
Chiếc búa được hai vợ chồng Max Hahn và Emma tìm thấy vào Tháng 6/1936.
1 Lưỡi búa thần thánh .
Tháng 6/ 1936, hai vợ chồng Max Hahn và Emma trong lúc leo núi gần khu vực một thác nước ở London (cũ) thuộc tiểu bang Texas, họ tìm thấy một tảng đá có cán gỗ xuyên qua. Thấy kỳ quặc, họ quyết định đem nó về nhà, tách tảng đá ra làm đôi và phát hiện một cây búa sắt cán gỗ bên trong. Sự kiện này đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ và khoa học, vật được tìm thấy là một cây búa do con người tiền sử làm ra.Các phân tích niên đại sau đó kết luận, tảng đá bọc bên ngoài cây búa có niên đại khoảng 400 triệu năm, còn độ tuổi của cây búa qua phân tích phóng xạ cho thấy niên đại lên đến hơn 500 triệu năm. Một phần của cán gỗ đã dần hóa thạch. Lưỡi búa được làm bằng sắc với độ tinh khiết lên đến 96%, thứ không thể tìm thấy trong thiên nhiên và thậm chí còn vượt qua công nghệ tinh luyện thép hiện nay.
2.Tượng người đất sét hơn 15 triệu tuổi


Năm 1889, gần Nampa, Idaho, các công nhân trong lúc khoan giếng đã tìm thấy một tượng người nhỏ làm bằng đất sét nung ở độ sâu khoảng 100m. Để đạt đến độ sâu này, các công nhân đã phải đào xuyên qua 15m dung nham núi lửa và các lớp hóa thạch khác. Chuyện không có gì đáng nói đến khi người ta phát hiện ra lớp hóa thạch đã đào qua phía trên có độ tuổi ít nhất là 15 triệu năm.
Hiện nay, những người hoạt động trong ngành khoa học địa chất đều biết, than được hình thành từ xác động thực vật bị chôn vùi nhiều năm. Thảm động thực vật bị chôn vùi theo thời gian và được bao phủ bởi trầm tích, dần hóa thành than đá. Quá trình hình thành này phải mất đến 400 triệu năm.Vật được tìm thấy chắc chắn đã xuất hiện trước và có niên đại xa xưa hơn lớp dung nham trên.

 3. Pháp khí 300 triệu năm tuổi niên đại xa xưa hơn lớp dung nham trên.

Năm 1944, Newton Anderson, một chú bé 10 tuổi, khi chơi dưới tầng hầm đã làm rơi một tảng than đá vỡ nứt làm đôi. Vật tìm thấy bên trong đã thách thức mọi giải thích khoa học chính thống hiện nay.
Bên trong khối than là một cái chuông có cán cầm tay được làm bằng đồng thau với những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo.
Sau khi đem đi phân tích, người ta tìm thấy chiếc chuông được chế tạo từ hỗn hợp kì lạ, bao gồm đồng, kẽm, thiếc, asen, i-ốt và selen, các loại vật liệu không giống với bất kỳ phương pháp chế tạo hiện đại nào ngày nay.
Và như trên đã nói, than đá là thứ chỉ hình thành qua hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc chuông này chắc chắn có niên đại lâu hơn.
Trên đây chỉ là một trong nhiều khám phá dị thường đã được phát hiện gần đây, đều bị âm thầm mang đi cất giữ tại tầng hầm các bảo tàng trên thế giới, dấu đi khỏi tầm nhìn của công chúng.
4. Dây chuyền vàng hơn 300 triệu năm tuổi
Tương tự một trường hợp khác ngày 11 /6/1891 ở Morrisonville, Illinois, theo một báo cáo cho biết bà Culp đã tìm thấy một xâu chuỗi tròn làm bằng vàng 8 cara, dài khoảng 25cm nằm kẹt trong một khối than đá. Xâu chuỗi này được gọi là “đồ cổ” hay “cổ vật”.
5. Chiếc nồi sắt hơn 300 triệu năm

Hiện được trưng bày tại bảo tàng Glen Rose, Texas, nồi sắt đúc được một công nhân canh lò than nhà máy điện tìm thấy trong một khối than lớn năm 1912 . Khi người này đập vỡ khối than làm hai thì chiếc nồi sắt rơi ra để lại vết hằn bên trong.
Vô vàn các trường hợp khác đã được công bố hoặc chưa.
Khoa học thường thức hiện nay cho rằng những đồ vật trên “không nên tồn tại” vì nó đi ngược với nhận thức hiện hành về nguồn gốc và lịch sử loài người. Họ gọi chúng với những cái tên như “không có chỗ đứng”, “nghịch lý” và tìm cách đưa chúng xa khỏi tầm hiểu biết của công chúng.
Khoa học hiện nay khi đối diện với vấn đề thường đưa ra hai giải pháp, một là cố gắng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, hoặc nếu không làm được điều thứ nhất thì họ đi theo hướng ngược lại là cố làm mất tính chính thống của sự kiện, tấn công vào tính khả tín của khoa học gia, phóng viên để chôn vùi những phát hiện vào bảo tàng, tìm cách để không cho chúng xuất hiện rõ ràng trước công luận lần nữa.
Vì nếu không đưa ra được kết luận khoa học cho sự kiện, các khoa học gia hẳn sẽ rất “bẽ mặt”. Họ thường đánh đổ những sự kiện phát hiện trên với các tiêu đề như “lừa đảo” hay “báo cáo sai sự thật”, mục đích có lẽ là để giữ thể diện.
Nói cách khác, khi một lý thuyết vốn được dùng để làm nền tảng cho mọi nghiên cứu phát triển khoa học khác, thì sự sụp đổ của lý thuyết này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống tri thức khoa học, tác động quá lớn vào niềm tin của con người đối với khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp, mọi quốc gia. Đó có thể chính là cái giá của sự thật. Nhưng cái giá quá đắt này liệu có ai đủ dũng khí để chi trả.
Điều này đặt ra một vấn đề khác khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, hệ thống khoa học được hình thành trên nền tảng móc nối giữa các lý thuyết khoa học; vậy thử đặt giả thuyết, nếu một mắc xích trong đó được chứng minh là sai thì chẳng phải cả hệ thống đó sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều thứ phải bắt đầu lại. Điều này cho thấy những hạn chế của khoa học thực chứng bởi chúng phải đối mặt với quá nhiều rủi ro cùng những xác suất. Và sự thật là con người đặt rất nhiều niềm tin vào khoa học và luôn cả những rủi ro này.
Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều những phát hiện tương tự xảy đến thì trong công chúng sẽ manh nha những hoài nghi, sự thật vẫn là sự thật và nó không thể mãi bị che dấu.
Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn phải chấp nhận một hiện thực rằng, dù các tri thức giáo khoa đã trở nên cũ kỹ và đầy hoài nghi khi các phát hiện như trên được đề cập đến, thì chúng vẫn được rao giảng không ngừng tại các lớp học, mà bất cứ ý kiến nghi hoặc nào đưa ra cũng sẽ rơi vào sự kì thị.
Đôi khi một số nhà khoa học chân chính sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự thật về những gì được phát hiện. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải chỉ trích và quay lưng từ đồng nghiệp, dẫn đến sự nghiệp cũng nhanh chóng bị kết thúc theo.
Trở lại vấn đề Darwin và thuyết tiến hóa, ông cho rằng nhân loại tiến hóa từ vượn, rồi thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây, và phát triển cho đến ngày nay, có trí tuệ thông minh, biết lao động sản xuất. Nhiều giáo đồ của Darwin có thể đưa ra các bằng chứng như “tiến hóa ý thức hệ”, các bộ xương loài…
Ở phía đối lập, các tôn giáo giảng rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ trên Trái đất đã từ rất lâu. Họ không có nhiều bằng chứng ngoài kinh sách ra và những câu chuyện được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Nhiều kinh sách qua các lần cải tổ, chiến tranh, thiên tai đã bị thất lạc, biên dịch sai, hoặc thêm thắt vào đó nhiều diễn giải cá nhân làm mọi thứ trở nên rắc rối. Tuy vậy, tất cả đều yêu cầu phải giữ vững “đức tin”, cái họ cần nhiều hơn là “bằng chứng”.
Sự thật về nguồn gốc loài người là một bí ẩn tổng quát. Chưa từng một ai, nơi nào, thực sự biết được nhân loại đã qua bao nhiêu tuổi và có nguồn gốc từ đâu. Một bí ẩn dường như tuyệt đối.+

Nguồn  Tinhhhoa.net

14 tháng 1, 2015

Tiền Chính Phủ rẻ hơn Tiền Âm Phủ

Đồng tiền Việt Nam hạ thêm 1% so với đồng đô la, đó là tin sốc đối với người Việt. Nhưng điều ấy cũng chưa thật sự sốc nếu so sánh mệnh giá đồng Việt Nam với đồng âm phủ, thật đáng sợ khi mệnh giá đồng âm phủ cao hơn nhiều so với đồng Việt Nam hiện tại, đương nhiên là không thể cao hơn gấp hai mươi mốt ngàn lần như đồng đô la Mỹ nhưng so ra, những tờ giấy mà ai cũng có thể in ra để bán và không hề có sự bảo chứng giá trị của nhà nước kia lại có giá trị cao hơn đồng bạc của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hay nói cách khác, đồng âm phủ cao hơn đồng chính phủ.

Tỉ giá 1%

Một người chuyên sản xuất tiền âm phủ ở thành phố Sài Gòn, tên Cảnh, chia sẻ:
“Ví dụ như vàng mã, tiền bạc, áo giấy thì khi cúng ngoài sân, người ta thường hay đốt, còn ở trong nhà thì không. Vì thường trong nhà thì người trong nhà mong người mất sẽ sớm siêu thoát, họ không cần những thứ này. Chỉ có ngoài sân như cúng rằm... mới cúng vàng bạc, áo giấy…”
Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.
-Anh Mạnh
Ông Cảnh vốn là người sản xuất tiền âm phủ và vàng mã bỏ mối mấy chục năm nay nhưng ông cũng quên bẵng đi, không hề để ý mệnh giá của nó và cũng không ngờ đến chuyện này. Nhưng một lần tình cờ, khách hàng mua 100 tờ tiền âm phủ với giá tám ngàn đồng, ông này lắc đầu nhận xét là tám ngàn đồng Việt Nam bây giờ vẫn còn may mắn mua nổi 100 tiền âm phủ, ông Cảnh mới giật mình.
Tiền âm phủ gồm nhiều loại, trong đó có cả đô la âm phủ, euro âm phủ nhưng có ba loại tiền truyền thống, đó là tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa in hình đồng xu tròn. Giấy bạch đinh tượng trưng cho dương khí, hoàng đinh tượng trưng cho âm khí và đồng in hình xu tròn tượng trưng cho sự phối ngẫu cả hai loại tiền này, âm dươn gắn kết, hài hòa. Một khi đốt cúng cho ông bà, người Việt Nam thường đốt kết hợp ba loại bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa để ông bà tùy nghi sử dụng.
Thường thì người nghèo đốt mỗi loại tiền một trăm tờ, vị chi một lần cúng hết ba trăm tờ, gọi là ba trăm bạc âm phủ. Muốn có ba trăm bạc âm phủ, người ta phải bỏ ra hai mươi bốn ngàn đồng tiền chính phủ phát hành để mua. Nhưng đó là giá gốc, nếu như mua ở các cửa hàng bán lẻ, phải mất ba chục ngàn đồng. Nếu tính theo tỉ giá thì một đồng âm phủ ăn được một trăm đồng chính phủ, tỉ giá là 1%.
vang-ma-400.jpg
Những gian hàng đồ thờ ở phố Hàng Quạt - Hà Nội. RFA PHOTO.
Chuyện tưởng như đùa, khôi hài nhưng nếu xét về lâu về dài thì có vẻ như đồng âm phủ ổn định hơn rất nhiều so với đồng chính phủ. Vì những năm đầu đổi tiền ở thập niên 1980, một trăm tiền âm phủ, chỉ cần bỏ ra vài xu tiền chính phủ đã mua được. Hiện tại thì đồng chính phủ trượt giá quá sức thấp so với đồng âm phủ. Và điều đó cho thấy rằng vấn đề chống mê tín dị đoan tại Việt Nam sẽ mang tính hình thức, khó mà thoát khỏi chuyện mê tín dị đoan một khi nền kinh tế bất ổn đã cài đặt cho người dân một loại tâm lý bất ổn.
Sở dĩ nói rằng việc chống hay xóa mê tín dị đoan ở Việt Nam sẽ thất bại là vì ngay trong nền kinh tế Việt Nam, nếu những người nào có trí nhớ tốt, từng gởi tiền vào ngân hàng gọi là đầu tư lấy lãi, họ sẽ nhận chung một số phận là thất bại thảm hại, sự đầu tư của họ còn tệ hơn cả việc mua một con heo nái về nuôi của người nông dân. Và điều này gây hoang mang cho không ít những người có tiền, họ sẽ xem đó là sự không may mắn, không được ơn trên chiếu cố mặc dù họ đã nỗ lực và đầu tư bằng cả trí não lẫn tiền bạc.
Điều đó sẽ dẫn đến tâm lý cầu an và nhờ vào thế lực siêu hình nào đó. Đương nhiên không đơn giản chỉ việc đầu tư thất bại mà người ta nghĩ đến người khuất mặt mà có cả nhiều yếu tố bất minh trong quá trình sống, trải nghiệm khiến cho con người ít dám tin vào con người mà lại tin vào thế giới thần linh, siêu hình, bởi thế giới đó, dù sao đi nữa vẫn chưa bao giờ lừa gạt họ điều gì.

Rải tiền chính phủ thay cho tiền âm phủ

Một cư dân Gò Vấp, Sài Gòn khác tên Mạnh, chia sẻ:
“Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.”
tien-that-400.jpg
Tiền lẻ Việt Nam đồng được bày bán để cầu lộc. RFA PHOTO.
Ông Mạnh cho rằng việc đốt giấy tiền, vàng mã mỗi khi cúng ông bà một cách vô tội vạ là điều hoàn toàn không tốt, mang tính mê tín dị đoan và quá phung phí bởi tỉ giá của đồng âm phủ đã cao gấp một trăm lần đồng chính phủ. Nhiều gia đình giàu có đã đốt cả vài ngàn tiền âm phủ mỗi khi cúng và làm tốn đến vài trăm ngàn đồng tiền chính phủ. Nếu để vài trăm ngàn đồng đó chia sẻ cho người nghèo thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Vì hiện tại Việt Nam có quá nhiều người nghèo.
Thậm chí có người mỗi ngày chỉ kiếm được từ mười đến hai mươi ngàn đồng để sống thoi thóp qua ngày giữa thành phố rộng lớn này. Điều này cũng đồng nghĩa cả một ngày lao động mệt mỏi của họ chỉ có thể mua được một trăm bạc âm phủ và nếu muốn mua cho đủ bộ ba tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa thì họ phải mất ba ngày lao động. Ông Mạnh kêu gọi mọi người hãy giảm bớt việc đốt giấy bạc âm phủ, để dành tiền chính phủ mà chia sẻ cho người nghèo khó.
Cũng theo nhận xét của ông Mạnh thì những gia đình quan chức, những người giàu có ở Chợ Lớn và các doanh nghiệp, kể cả cơ quan nhà nước thường đốt rất nhiều tiền âm phủ trong dịp cúng tất niên hằng năm. Có khi số tiền thưởng cho một nhân viên không bằng số tiền mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt trong dịp cuối năm. Nhưng vẫn không đáng ngại bằng các đám tang, ở những nơi linh thiêng, hiện tại người ta đổi tiền 200 đồng, 500 đồng của chính phủ để rải cúng thay vì dùng tiền âm phủ. Bởi rải tiền chính phủ ít tốn kém cho người sống mà lại có con số lớn hơn nhiều cho người âm.
Và ông Mạnh lấy làm lạ một điều là không hiểu sao bây giờ người ta lại sính chuyện đốt tiền âm phủ và vàng mã quá nặng. Hay nói cách khác là mên tín quá nặng, hễ nền kinh tế càng bất ổn bao nhiêu thì người ta càng mê tín bấy nhiêu. Có hai hướng để người ta sẵn sàng bỏ tiền ra mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt: Hoặc là đồng tiền trượt giá, thất nghiệp và khó khăn, người ta cúng kính xin được bình an, may mắn; Hoặc là tham nhũng phát triển quá cao, người ta cúng để giải bớt nghiệp, ví dụ như tham nhũng một tỉ đồng thì người ta sẽ mua một trăm tiền âm phủ để giải nợ. Điều đó mới nghe thật buồn cười nhưng là sự thật!
Và dù hiểu theo cách gì thì hiện tại, tiền âm phủ vẫn được bảo chứng mệnh giá tốt hơn tiền chính phủ gấp một trăm lần. Đó là sự thật đáng buồn!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 nguồn rfa.org 

 Bonus :  Đồng tiền có 1 không 2 của " đỉnh cao trí tuệ "  .




13 tháng 1, 2015

Sài Gòn Năm Xưa Phần 7

  Nhân vật Hoa Kiều hồi Tây mới qua

NHỮNG NHƠN VẬT TRUNG HOA ĐẶC SẮC NHỨT
TỪ BUỔI TÂY SANG NAM VIỆT

Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và 52 rằng năm 1866 có cuộc đấu xảo đầu tiên trong xứ và qua ngày mồng Bốn tháng Ba có bày lễ phát phần thưởng trước mặt quý ông: Tôn Thọ Tường, tri phủ Trần Tử Ca, tri huyện Nguyễn Văn Thi, giáo sư Trương Vĩnh Ký, cùng những ông: Carneiro, Sémane, Manmehdorff, Dunlop, Mettler, Wang Tai và Tấn Phát.
Tôi không truy nguyên rõ Tấn Phát là người quốc tịch nào. Đến như Wang Tai, các sách được đọc đều ký âm theo Pháp Văn, không có ghi chữ Hán kèm theo, nên không tài nào biết danh tánh ông cho rõ, họ Vương hoặc họ Hoàng, v.v...? Chỉ thấy nói ông Wang Tai có nhà ở Sở Thương Chánh hiện nay và ông là một thương gia tên tuổi nhứt nhì buổi giao thời.
Về các nhơn vật tăm tiếng lẫy lừng của giới Trung Hoa xin kể:

Hui Bon Hoa
Tục danh "Chú Hỏa, mặc dầu về sau danh vọng lớn, địa vị cao, cũng không ai gọi "Ông Hỏa" bao giờ. Sớm nhập Pháp tịch, nên ký âm theo Pháp ngữ làm vậy rồi gọi như vậy cho đến đời đời, không rõ theo Hán tự hà danh hà tánh? Đến nay các con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuyếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Về sau rã hùn, người Pháp được chia một số tiền to lớn và làm chủ vĩnh viễn các sản nghiệp đất cát miền Lục Tỉnh. Hiện nay, phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công Ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty nầy được tiếng là "rất biết điều" và không eo xách, làm khó người mướn phố.
Nói đến Chú Hỏa, tất nhiên phải nhắc lại đây các bang trưởng, chủ nhà máy, lò gạch, tiệm buôn lớn, những tay cự phú tuy làm giàu cho họ đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam, trong số tôi chỉ biết sơ những vị sau này, và rất mong các bậc lão thành bổ túc cho thêm đầy đủ.

Chú Hỷ
(Khuyết danh tánh) - Có tàu chạy khắp Lục Tỉnh, hễ đường nào có tàu Tây hãng Vận tải đường sông rạch (Compagnie des Messageries Fluviales) thì có tàu Chú Hỷ (như ngoài Bắc có công ty Bạch Thái Bưởi) chạy kèm, giá vé rẻ hơn, cơm nước dễ chịu, bộ hành cũng biệt đãi hơn, nhưng về giờ khắc thì không đúng hẳn như tàu hãng Pháp. Đến bây giờ, còn câu thường nhắc:
"Đi tàu Chú Hỷ, ở phố Chú Hỏa"

Nam Long
Có nhà máy xay gạo bán ra ngoại quốc.
Nam Hải : Nay còn nhà ở đường Nguyễn Văn Sâm (d'Ayot cũ).
Di Sanh Long : Tiệm bán thuốc Bắc tại Chợ Lớn
Nhị Thiên Đường   : Nay vẫn còn
Đồng Thạnh : Tiệm bán vàng lá danh tiếng. Chuyên bán vàng nguyên chất đánh ra lá mỏng, cân đúng một lượng, ngoài gói giấy trắng, trong gói một lớp giấy bạch và một lớp giấy đỏ và có in hình con ngựa. Trung bình mỗi lượng vàng thưở trước là năm mươi, sáu mươi đồng bạc "con cò" (piastre mexicaine). Đến năm 1919, vàng sụt giá còn lại mười tám, mười chín đồng bạc Đông Dương mỗi lượng. Qua năm 1943 - 1944, Nhựt đổ bộ, vàng vọt lên một trăm đồng, sau một trăm năm chục đồng một lượng. Ngày nay mỗi lượng lên xuống bốn ngàn, năm ngàn bạc giấy có hơn, thiệt là một trời một vực.
Vi Kính Trang : Là ông thầy coi tướng, mỗi lần xem năm cắc bạc, mà nói phong phóc, hay vô cùng. Nhà ông ở trên gác ngõ hẻm rue des Artisans, phía đường Cháo Muối (rue des Marins) trở vô.
Tja Ma Yeng :  Tục danh Má Chín Dảnh, họ Tạ, giàu có danh trong Chợ Lớn.
Nhưng nhơn vật điển hình nhứt thời lối 1920, có lẽ là Quách Đàm.

Quách Đàm
Xuất thân mua bán ve chai. Sau kèm thêm mua da trâu, vi cá, và bong bóng cá. Ngày ngày thả rong làng xóm, hai giỏ tre trên vai, quản bao mưa gió. Buổi trưa Đàm thường nằm nghỉ lưng hàng ba phố trống, ghe phen bị một phu vác lúa làm khổ, móc túi Đàm lấy giấu giấy thuế thân để chẹt Đàm chuộc năm xu, một hào, mỗi bữa có đủ tiền uống trà giấc trưa. Như vậy mà Đàm không thù hiềm, khi đắc thời Đàm tìm cho được anh phu, ân cần mời về cho làm cặp rằng xếp bọn vác lúa, không khác chuyện Hàn Tín đối đãi với tên ác thủ đời Tây Hán. Đàm nhờ lanh trí, nhập giới thương mãi thấy việc mau lẹ hơn ai, nên làm giàu cấp tốc. Đàm hút nha phiến đêm ngày, đèn không tắt, giao thiệp lựa toàn quan to, thậm chí Thống Đốc Nam Kỳ Cognacq, làm cao không ai có, thế mà cũng hạ mình cầu thân với Đàm.
Đàm mua đất vùng Bình Tây nguyên là đất ruộng, mua xong Đàm nghĩ ra một kế để biến đất ruộng trở nên đất thổ trạch châu thành. Đàm hy sinh một số vốn to tát, tự mình xuất tiền đúc một chợ ciment cốt sắt vĩ đại, nay vẫn còn đồ sộ và khéo léo, quen gọi Chợ Quách Đàm (Chợ Bình Tây)[100].
Đổi lại ơn kia, Đàm xin chánh phủ đặt tượng đồng của Đàm nơi cửa chánh môn. Tượng do Đàm xuất tiền đúc nắn, ăn vận triều phục Mãn Thanh, nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bín, tay cầm một bản đồ, dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc. Chợ xây rồi, chung quanh đó, Đàm dựng nhà lầu kiểu phố buôn bán và toa rập với chánh phủ Pháp định dời Chợ Lớn về đây, trước dẹp chợ cũ xấu xí, sau mở mang thành phố cho thêm tráng lệ. Không ngờ địa lợi chưa thuận, thêm dân cư thưở ấy không được đông đúc như bây giờ, vả lại các thương gia Huê Kiều đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xuôi thêm hao tốn: Đàm thất bại một phần nhưng không lấy đó làm mối lo.
Để thấy mánh lới, gan dạ của Đàm, kể ra đây một tỷ dụ:
Một năm nọ, Đàm sai mua lúa khắp Lục Tỉnh trở về trữ ngập kho ngập chành trong Chợ Lớn, chờ ngày chuyển sang thị trường Tân Gia Ba. Xảy đâu tin dữ bên Singapore gởi qua cho hay lúa ối và sụt giá! Cứ đà này, lúa của Đàm dự trữ đã mất lời mà còn phải chịu lỗ lã, số tiền hao hụt không thể tưởng tượng. Đàm vẫn bình tĩnh như thường, lại ra mật lịnh cho bọn tay sai Lục Tỉnh cứ tiếp tục mua lúa thêm mãi, giá y cựu lệ, như không có việc gì xảy đến. Chẳng những vậy, Đàm còn hô hào dạy cứ mua giá có thể cao hơn trước mỗi tạ một vài đồng xu để người bán ham lời không bán cho người khác. Một mặt, Đàm gởi mật thơ cho đại diện bên Tân Gia Ba căn dặn tống sang đây một điện tín khẩn cấp đồn đãi rằng lúa sắp vọt giá lên cao hơn nữa... Quả nhiên, các nhà buôn lúa cạnh tranh với Đàm, tuy kinh nghiệm có thừa, nhưng không thóat được quỷ kế của Đàm. Các chành ùn ùn xúm nhau kiếm mua lúa với giá cao để có đủ số ăn thua cùng Đàm. Đàng này, tuy nằm hút á phiện, nhưng Đàm vẫn lén sai bộ hạ bán đổ bán tháo lúa dự trữ bấy lâu ra gần sạch kho. Lúa Đàm bán xong, các nhà buôn kia cũng vừa ngưng mua, thầm biết mắc mưu độc. Các nhà buôn đã chia nhau mua lúa của Đàm, chia nhau gánh lấy sự lỗ lã của Đàm, và phen này hú hồn. Đàm nằm hút cười thầm "kế mượn tên" của Gia Cát Khổng Minh lẩm rẩm mà thâm thúy vô cùng, và ngày nay vẫn còn hiệu nghiệm.
Kể ra Đàm rất nhiều cơ mưu, và trong thương giới quả Đàm là một tay lợi hại. Đàm tuy là một khách trú không mấy ai biết nhiều, nhưng ai biết được Đàm cũng đều cầu thân để cậy nhờ nhiều việc. Một hội viên hội đồng quản hạt chở mía cây đến bán cho Đàm, ngồi chờ Đàm hút, dạ thưa kính nể còn hơn vào chầu Thống Đốc, để chi? Để Đàm vui dạ, khứng mua cao lên vài xu và mua gấp để mía khỏi "rượu" và "mất cân" được đồng nào hay đồng nấy.
Về sau, Đàm giàu quá, xoay qua đứng bảo lãnh (avaliser) cho con nợ nhà băng "Đông Dương Ngân Hàng". Mỗi lần xin chữ ký bảo chứng, phải chịu cho Đàm một huê hồng đã quy định trước. Dè đâu gặp năm kinh tế khủng hoảng, các nhà buôn vỡ nợ không đủ sức trả bạc vay, nhà băng phát mãi sự sản, lôi kép nhà họ Quách sụp đổ theo luôn.
Nhà buôn Quách Đàm lấy hiệu "Thông Hiệp", trụ sở ở Quai de Gaudot, nay là đại lộ Khổng Tử, nhưng thời ấy còn là một con kinh chưa lấp.
Tương truyền khi sắp phát tích, Đàm đến nhờ một thầy Tàu cho chữ hiệu. Ông thầy Tàu ngồi thềm đường viết liễn Tết thung dung hỏi Đàm làm nghề gì? Đàm thưa: "mua bán da trâu và vi cá chở đi xứ ngoài." Thầy Tàu suy nghĩ giây phút rồi viết cho hai chữ: "THÔNG HIỆP" vừa mạnh vừa tốt, lại kiêm theo hai câu liễn:
"THÔNG THƯƠNG SƠN HẢI ( trâu: sơn, cá: hải)
"HIỆP CÁN QUÀN KHÔN "
Thiệt là tuyệt diệu! Đàm mừng khấp khởi, khắc bảng phết son thếp vàng.
Quả thật từ đấy việc làm ăn của Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng, bành trướng khắp biển Đông núi Việt. Số tiền lời không xiết kể. Khỏi nói, từ đó năm nào Đàm cũng không quên công ông thầy Tàu cho chữ.
Đến chừng bị nạn kinh tế, gia tài sụp đổ, Đàm không trách nhà buôn do mình bảo lãnh sai lời, để mình "chết theo một bè". Đàm chỉ căm thù ai kia đã lấp con kinh trước nhà, làm "hư phong thủy". Đàm đinh ninh tin tưởng vào lời thầy địa lý năm xưa, dạy rằng chỗ Đàm đóng đô là "đầu một con rồng", khúc đuôi nằm tại biển cả! Dặn coi chừng đừng cho lấp kinh, tức lấp "mạch rồng", và nếu một mai mạch rồng khô cạn, nguy cho cơ nghiệp họ Quách.
Phố lầu chỗ Quách Đàm buôn bán thưở ấy, Đàm mướn mỗi tháng đến ba trăm đồng bạc. Đàm nài mua lên nhưng chủ không ưng bán. Đàm dư tiền nếu muốn xây cất bao nhiêu nhà to đẹp lại không được, nhưng Đàm vẫn tin "cuộc đất làm ăn khá", mắc bao nhiêu cũng không nệ, và chẳng khứng bỏ cuộc thế ấy để đi chỗ khác: lấp con kinh "sinh mạng", Đàm giận cũng phải!
Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên... Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy "ngẫu" (năm đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón.
Một phú gia giàu sang bực ấy, mà nay còn gì? Gần chùa Giác Lâm trong Chợ Lớn thuộc ranh tỉnh Gia Định, một ngày mới đây, tôi thấy một bầy bò sữa đứng ăn cỏ trên một ngôi mộ có vẻ hùng tráng nhưng trơ trọi điêu tàn. Cạnh bên là một đám ruộng khô chứa một đống rác to bằng đống lúa chưa vô bồ, ruồi muỗi lằn xanh bay vù vù như một đám nhạc hỗn độn.
Địa thế "hữu bạch hổ" không còn; "tả thanh long" và ruộng nọ đang lấp, còn chăng là bầy bò nhơi cỏ gần đống rác và mớ ruồi lằn, ấy là hiện trạng ngày nay của mộ phần "phong thủy" ông THÔNG HIỆP.

 Chú thích:
 [100] Về chuyệnChợ Quách Đàm, ngày 12-4-1961, ông Bác sĩ Diên Hương, về ẩn trên Đà Lạt (nay đã từ trần), có viết cho tác giả một bức thơ, nay xin đăng nguyên văn để công lãm:"... Lúc đó Chánh Tham Biện Chợ Lớn thấy Chợ Cũ (ở chỗ nền nhà Bưu Điện Chợ Lớn hiện thời) nhỏ hẹp, không đủ cho bạn hàng nhóm chợ, và cũng muốn mở mang châu thành, mới kiếm đất xa Chợ Cũ cất một cái chợ mới cho rộng cho lớn. Ông biết có một ông điền chủ ở châu thành, người Việt Nam dân Pháp, có đất rộng lớn, mới mời đến hỏi mua. Ông điền chủ nầy không thấy rộng nghe xa, tưởng là gặp cơ hội, liền ưng thuận mà với một giá mắc quá tưởng tượng. Ông Quách Đàm nghe chuyện đó, liền cho người đến dâng một miếng đất rộng hơn (chỗ chợ ngày nay) không đòi tiền, chỉ đòi được phép cất phố và sập chung quanh chợ, để sau này cho mướn... ông Chánh lẽ tất nhiên chịu liền..." (Diên Hương).

Mật Mã Tây Tạng _ Quyển 4










12 tháng 1, 2015

" Chân " dung đại " tướng " quân ... " đội" giặc lên đầu .


nguồn : thanhtra.com.vn

Với câu nói nổi tiếng trước khi kết thúc năm 2014 , 1 nhân vật lịch sử mới của VN sẽ được lưu " xú " danh vạn thế .







 nguồn : Danlambao

 Tổ tiên của gã họ Phùng này chắc là " phùng mang trợn mắt " ? Vậy mà cũng có hơn 4.000 like cho hắn ... thế mới biết lũ sâu này không ít .

9 tháng 1, 2015

Chết dưới tay Trung Quốc

  Năm 2011 một giáo sư kinh tế của Mỹ Peter Navarro cùng với một chuyên gia kinh tế khác Greg Autry , đã cho xuất bản 1 cuốn sách làm chấn động các nhà lãnh đạo thế giới . Trong cuốn sách này 2 ông đã miêu tả sự lớn mạnh vượt bực về kinh tế , chính trị  cũng như quân sự của Trung Quốc . Bên cạnh đó 2 ông cũng phân tích rõ đường lối của TQ mà thế giới gọi là " quyền lực mềm " bằng cách bỏ tiền ra cho các nước nghèo ở châu Phi vay với 1 lãi xuất rất thấp , kèm theo điều kiện là cho họ đầu tư khai thác toàn bộ về tài nguyên , khoáng sản ... hay cho các nhà đầu tư nước ngoài vào TQ phát triển  với điều kiện chuyển giao công nghiệp ( thực chất là đánh cắp kỹ thuật chế tạo ) .
  Hai ông cũng không quên việc tin tặc TQ đã đột nhập các trang web của các công ty về kỹ thuật quân sự , vũ khí nhằm ăn cắp tài liệu , cũng như việc sản xuất các sản phẩm độc hại và xuất sang phương tây với giá rẻ như bèo hoăc những sản phẩm giả giống như thật ngay cả trong kỹ nghệ thực phẩm ...
  Để được rõ hơn về các thủ đoạn giết người thầm lặng của TQ mời các anh chị và các bạn cùng theo dõi cuốn sách này qua giọng đọc của Hương Cau ...

 TNL
Đồng tác giả của quyển sách này , ông Greg Autry , đã trả lời phỏng vấn của đài VOA  như sau :

Tin tức / Thế giới / Châu Á

Phỏng vấn ông Greg Autry Đồng tác giả 'Chết Dưới Tay Trung Quốc'

Cuốn sách nhan đề “Death by China” (Chết Dưới Tay Trung Quốc) của Peter Navarro và Greg Autry, do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành cách nay gần một năm, đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới, đặc biệt là những người ở các nước láng giềng của Trung Quốc. Cuốn sách - đề cập tới điều mà hai tác giả này gọi những mối đe dọa của Trung Quốc do đảng Cộng Sản cai trị đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới, đã được dịch sang tiếng Nhật, tiếng Việt và tiếng Hàn. Trong lúc một cuốn phim tài liệu dài dựa trên sách này và có cùng nhan đề đang được sản xuất, đồng tác giả Greg Autry mới đây đã dành cho phóng viên Jim Stevenson của đài VOA một cuộc phỏng vấn.

Stevenson: Cám ơn ông đã dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn. Trước hết, xin ông vui lòng cho biết mục đích mà hai ông nhắm tới khi viết cuốn sách này.

Autry: Điều mà chúng tôi muốn làm là làm sao cho những người dân bình thường ở Mỹ hiểu được là chúng ta có rất nhiều vấn đề với Trung Quốc -- từ thương mại, sức mạnh địa chính trị, cho tới phẩm chất của hàng hóa và nhân quyền. Những vấn đề này đã bị tẩy xóa bởi một chiến dịch tuyên truyền ở Tây phương được Trung Quốc dàn dựng rất công phu để làm cho mọi người tin rằng Trung Quốc chỉ là một đối tác thương mại bình thường như Canada, Bỉ hay Mexico. Trong khi trên thực tế, chế độ độc tài toàn trị ở Trung Quốc đang thách đố một cách hung hãn với Hoa Kỳ trên mọi phương diện. Nhiều người trong chúng ta không biết đây là một chiến dịch hợp nhất ở mức cao để làm cho kinh tế Mỹ bị kiệt quệ và đồng thời chống lại Hoa Kỳ trên cả hai mặt chính trị và quân sự.

Stevenson: Các ông bắt đầu cuốn sách của mình với việc nói tới vấn đề thực phẩm. Xin ông cho thính giả của đài chúng tôi được biết về vấn đề cung ứng lương thực, thực phẩm ở Trung Quốc.

Autry: Trước hết, nếu quí vị có đến Trung Quốc thì quí vị sẽ biết rằng có rất nhiều người ở Trung Quốc không muốn dùng các sản phẩm sữa của nước họ. Họ biết rõ vụ chất melamine được cho vào sữa đã giết chết hàng trăm em bé Trung Quốc và gây bệnh cho hàng trăm ngàn em khác. Ai nấy cũng muốn tiêu thụ các loại thực phẩm nhập khẩu, nếu họ tìm được và có khả năng tài chánh để mua. Đó là một việc rất đáng lo sợ. Họ xuất khẩu sang Mỹ những loại lương thực thực phẩm được nuôi trồng, chế biến theo tiêu chuẩn Trung Quốc, là tiêu chuẩn rất thấp về vệ sinh an toàn. Như quí vị đã biết, Trung Quốc vẫn là một nước nghèo, lạc hậu, thuộc thế giới thứ ba, nên họ có cách xử lý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mà người Mỹ không thể tưởng tượng được. Bên cạnh đó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc điều hành đất nước như một guồng máy xuất khẩu, nên họ sẵn sàng che giấu vấn đề khi xảy ra những vụ việc không tốt. Cho nên khi người Mỹ bị tử vong vì sản phẩm của Trung Quốc, hay khi hàng vạn chó mèo ở Mỹ chết vì thức ăn nhập khẩu của Trung Quốc có chứa chất melamine, chính phủ Trung Quốc đã che giấu vụ việc. Họ không hề điều tra thủ phạm là ai. Rốt cuộc các công ty của Mỹ là người phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm đối với những vụ ngộ độc thực phẩm này.

Stevenson: Nhiều người nói rằng những gì Trung Quốc làm là để phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng những hành động của Trung Quốc là nhắm tới việc xây dựng một đất nước giàu mạnh và bảo vệ quyền lợi của đất nước họ, chứ không phải là một âm mưu chống lại Hoa Kỳ hay không?

Autry: Điều trước hết là chúng ta cần phải xem xét lại một vấn đề cơ bản. Đó là Trung Quốc không phục vụ cho Trung Quốc mà Trung Quốc phục vụ cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và có rất nhiều người ở Trung Quốc, như người Uighur hay người Tây Tạng, sẽ không tán thánh ý kiến cho rằng Trung Quốc cho Trung Quốc. Tình hình về địa chính trị của Trung Quốc và sự hung hãn của họ đối với các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, vân vân … trên thực tế đã chứng tỏ tính chất xâm lấn của chế độ ở Trung Quốc hiện nay.

Stevenson: Ông có nói tới những cột trụ của chủ nghĩa đế quốc kinh tế mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang theo đuổi. Xin ông cho biết điều này có những ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đối với người dân nước Mỹ?

Autry: Ảnh hưởng trực tiếp nhất dĩ nhiên là việc đưa công ăn việc làm trong ngành chế tạo ở nước Mỹ sang Trung Quốc. Chúng ta đã mất 57.000 công xưởng ở nước Mỹ chỉ trong vòng một thập niên qua, từ khi Trung Quốc được thu nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Có hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ lẽ ra vẫn ở lại nước này hoặc được tạo ra ở nước này, nhưng vì những chương trình trợ giá xuất khẩu bất hợp pháp, thao túng chỉ tệ, ô nhiễm môi trường trầm trọng và sự ngược đãi của Trung Quốc đối với người lao động nước họ cho nên họ đã có thể lấy được những công ăn việc làm này. Và họ đã làm việc này một cách rất khôn khéo qua việc hợp tác với các công ty đa quốc. Những công ty khét tiếng nhất trong lãnh vực là Apple và General Electric. Họ đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ vào việc lợi dụng các công cụ đó của Trung Quốc để hạ thấp giá thành sản xuất.

Stevenson: Việc này chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ hay là một vấn đề toàn cầu, thưa ông?

Autry: Không. Việc này chắc chắn là một vấn đề cho các nước phát triển mà còn là một vấn đề vô cùng to lớn đối với các nước trong thế giới đang phát triển. Những nước như Brazil, Peru – là những nước sắp sửa trỗi dậy để tiến vào khu vực chế tạo các sản phẩm có giá trị phụ gia và khu vực dịch vụ cao cấp, đang bị chuyển thành những nước chuyên khai thác tài nguyên thiên nhiên để cung ứng cho thực dân Trung Quốc. Và mặc dù điều đó có vẻ như có lợi cho các nước này trong ngắn hạn, nhưng đưa quặng đồng Peru hay quặng sắt Brazil hay quặng sắt Australia sang Trung Quốc, rồi Trung Quốc tạo thành thành phẩm và mang bán cho các nước này đang tạo ra một mối quan hệ in hệt như mối quan hệ mà các nước này từng có với các cường quốc thực dân Âu châu.

Stevenson: Thay mặt cho thính giả đài VOA, chúng tôi xin cám ơn ông Autry và mong có dịp được nói chuyện với ông trong tương lai.


Nguồn  www.voatiengviet.com 




























6 tháng 1, 2015

Những cái đáng " tự hào ? " của Người Việt mà thế giới lãng quên hay chưa biết ?


Việt Nam , một đất nước nhỏ bé , nằm khiêm tốn ven bờ Thái Bình Dương . Nếu không có cuộc chiến Quốc - Cộng có lẽ thế giới ngày nay vẫn chưa biết nhiều đến mảnh đất này . Với hơn 4000 năm văn hiến mà người Việt thường hay nói với nhau có những cái mà thế giới chưa biết hay cố tình lãng quên , sách Guiness cũng không ghi lại những " kỷ lục hay thành tựu "này quả thật là " thiếu sót... " Nay vì các bạn tôi liều mạng đăng lên cho mọi người cùng " cười cho bớt khổ " , nếu ai có phát hiện gì thêm xin cứ đưa vào nhận xét tôi sẽ đăng lên tiếp .

1 Cặp vợ chồng đầu tiên trên thế giới .. ly dị là người Việt .
Trả Lời:

Lạc Long Quân và Âu Cơ
2 Cặp vợ chồng đông con nhất thế giới là người Viêt .
Trả Lời:

Lạc Long Quân và Âu Cơ
3 Người đầu tiên phát minh ra nghệ thuật Maketing để quảng cáo sản phẩm của mình là người Việt .
Trả Lời:

Mai An Tiêm

4 Người đầu tiên bay vào vũ trụ và " một đi không trở lại " là người Việt .
Trả Lời:

Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng )

5 Người đầu tiên dạy chữ " Hiếu " với Cha Mẹ(trước cả Không Tử của Tàu ) là người Việt .
Trả Lời:

Lang Liêu
****** tạm thời đăng mấy tin ...chờ các bạn và các anh chị góp thêm ý kiến . :d .

Mật Mã Tây Tạng _ Quyển 3

    Sau khi Trác Mộc Cường Ba được Pháp sư Á La và Giáo sư Phương Tân cho biết Mẫn Mẫn đã nhảy xuống giếng thánh , Trác Mộc Cường Ba cũng đã nhảy xuống không kịp nghe giáo sư Phương Tân nói gì ....
Chuyện gì sẽ xảy ra cho họ ? Liệu 2 ông Giáo Sư và Pháp Sư này có nhảy xuống theo họ không hay quay về ... Mời các anh chị và các bạn theo dõi tiếp ... Mật Mã Tây Tạng cuốn 3 .














2 tháng 1, 2015

Sài Gòn Năm Xưa Phần 6


Nhân vật bản xứ hồi Tây mới qua .

Đây phải đâu chỉ có bọn dọn bàn làm bá chủ tại Sài Gòn thưở giao thời, khi Tây mới qua. Tiếp theo còn những giới đặc sắc nhứt - (xin xem Thơ Nam Kỳ và Thơ Nam Kỳ tiếp, bản in Nhà Dòng Tân Định năm 1903).

1/ - Đây là bọn hầu cận các quan Tây

"Nực nồng những kẻ hoài thinh!

Tiếng Tây không biết, tưởng vinh trong đời,

Áo vân quần nhiễu dạo chơi,

Đồi mồi lược diễu, giắt phơi trên đầu,

Xa Tào (?) Soái phủ ở đâu,

Vườn hoang múa gậy, người hầu cậu quan…"

(Thơ Nam Kỳ, trương 15) " trương = trang , cụ VHS viết theo ngôn ngữ nam bộ ,( lời người đăng ) "


Áo quần bằng vân nho xuyến nhiễu, toàn những thứ đắt tiền, phải hạng ăn to xài lớn mới dám dùng. Lược giắt đầu tóc làm bằng vảy đồi mồi có diễu vàng là trang sức cực kỳ sang trọng thưở xưa, đến năm 1915 còn thấy dùng, nay đào mả cổ còn gặp.

Xa Tàođây chắc là xa giá hầu Tào Tháo (tiếng nói điệu hát bội).

Hoài thinh. Có phải chăng:"Hoài" là mang,"thinh" là thanh danh; hoài thinh là "mang danh"?

2/ - Và đây là mấy thầy thông ngôn ký lục

"Các ông tham biện đương đàng,

Tiếng Nam người biết, điếm đàng khó qua;

Ông nào chẳng biết tiếng ta,

Ở ngoa ủ bổ, nói ra nói vào,

Quê mùa làng xóm chú nào,

Tới dinh hầu việc đã nao hết hồn.

Nên hư nhờ tiếng thông ngôn,

Đưa lên cũng phải, lấp chôn bao nài".

(cùng trương 15)


Lúc ban sơ, trong Nam Kỳ, Tây đào tạo người giúp việc bằng cách tuyển lựa học trò lớp nhứt các trường tỉnh, đem về Sài Gòn dạy dỗ tại trường d Adran (chỗ trường Taberd bây giờ). Sinh viên được ăn ở tại trường, thêm lãnh phụ cấp mỗi tháng và xà bông giặt đồ, giày, y phục kiểu Tây mỗi năm mấy bộ: o bế như vậy, mà lúc đầu ít người dám xin học vì còn sợ triều đình ta trở lại nắm chánh quyền. Một cậu con nhà giàu tỉnh Gia Định, mướn người đi học thế cho mình, sau nầy cậu trở nên "tên bán quán cơm tại cầu tàu Sốc Trăng", còn anh học trò khó chễm chệ là ông chủ quận châu thành, Đốc phủ sứ. Sinh viên trường d Adran thi ra trường, ai đậu số cao được tự ý lựa: nếu ham ăn lương lớn (sáu đồng bạc con Ó) (piastres en argent décorées de l Aigle Mexicain) thì bổ làm thầy giáo dạy học, bằng như ham làm thông ngôn (tuy lương kém hơn, có bốn đồng bạc con Ó, nhưng còn trông cậy nơi tiền cửa sau, tiền "lì xì" và lễ lộc bưng mâm), còn lại những người không đậu nhưng hạnh kiểm tốt thì đều được thâu dụng vào các sở mới tạo lập: trường tiền, nhà dây thép, sở hoạ đồ, v.v…) Xưa thầy "thông ngôn" oai lắm: chức làm "interprète" khi "đứng bàn ông Chánh" (thông dịch viên của Tham biện chủ tỉnh) thét ra khói, khi "khi đứng bàn ông Phó ", làm tay sai và thông dịch viên cho Phó tham biện, hét ra lửa, ngày sau thầy thông ngôn đủ năm làm việc được thì một kỳ nữa rồi được bổ làm Huyện lên Phủ, rồi Đốc phủ sứ, làm chủ quận, đại diện cho quan Pháp trong một vùng, "oai như giặc", "oai thấu trời", oai hơn ông ghẹ"!


Vì kiêng nể nên dân tặng vợ các vị ấy chức "cô thông", "cô huyện". Chức ký lục ban sơ gọi làm vậy, nhưng sau đổi lại là "thơ ký" tức "secrétaire". Lúc đầu thơ ký chuyển trong hàng học trò lớp nhứt, chưa đỗ đạt, không cấp bằng, nhưng học lực khá, viết chữ thật đẹp và ít lỗi lầm. Vì kém vế hơn thông ngôn, nên dân ban chức "thím ký S". hoặc "thím S". cho bà vợ, đồng một hạng với mấy thím vợ các chủ tiệm Tàu trong Chợ Lớn. Đến khi chức thông ngôn đặc biệt chỉ dùng để gọi các thông dịch viên bên Toà Án (interprète des tribunaux), các thầy thông bên Toà Bố đều liệt vào sổ "secrétaire" (thơ ký), nhưng phân biệt ra "thơ ký chánh ngạch, ngạch soái phủ" (secrétaire du Gouvernement), lãnh lương quản hạt và "thơ ký địa hạt" (thầy ký tỉnh, lãnh lương làng) (secrétaire régional). Khi ấy, các thím vận động và đồng hè lên chức "cô ký" rắp rắp!


Dân đời trước, đi hầu quan Tây, bên Toà Án thì chưa có trạng sư, bên Toà Bố ít có tham biện sành sỏi tiếng Việt, và mỗi mỗi đều trông cậy nơi thầy thông ngôn, cho nên dân sợ "thầy" hơn sợ "ông râu ria"! Thông ngôn tiếng mất tiếng còn, lợi hại vô cùng. Có lễ vật thì việc vạy hoá ngay, không lễ không tiền thì dân thấy thua kiện trước mắt. Có khi vì bất tài, mấy thầy thông ngôn đời trước giết người không cần dao bén. Câu toà hỏi: "Demandez au condamné s il préfère les travaux forcésou la peine de mort?" Dịch không suy nghĩ câu ấy hoá ra: "Toà hỏi anh muốn Toà kêu án khổ sairồi chết chém hay không?" vì thầy nghe lầm "…et la peine de mort".Ở ngoa ủ bổ - Tôi không hiểu trọn câu. Duy biết "ủ" là "hữu", "bổ" là "vô" (tiếng Tiều). Còn "ở ngoa" có phải "au revoir" chăng?

3/ - Và đây là các "vợ Tây", "me Tây" thời ấy

" Lâm cơn nhờ có "Chị Hai"

Đưa vào liệu việc, bẩm ngài mới an

Xem qua chẳng có, hứ ngang (vì chẳng có tiền kèm theo)

Làm lơ chẳng bẩm cho làng làm ơn

Đáng vì thúc bá làm cơn

Mầy tao, quát nạt, quăng đơn vội vàng.

(trương 15)

(Nhơn tâm đời nào cũng vậy).


4/ - Còn đây là về mấy chú dọn bàn đã kể trên

"Đáng thương mấy chú dọn bàn,

Nhiễu điều, giày vớ, xinh xang với đời,

Đứa nghèo bắt chước làm hơi,

Tuy người quân tử sánh chơi không bằng.

Ra vào làm bộ hung hăng,

Xét ra mới biết là thằng dọn cơm!

Kìa bầy thúi địt còn thơm!!!

(trương 15 -16)


5/ - Đây là bọn gái buôn hương bán phấn thời ấy

"Một đêm chẳng biết mấy chồng,

Chà Và, Ma Ní cũng đồng "lội" qua!

Ngày thì hớn hở vào ra,

Ai ra xem thấy: Chị Ba ngoắt vào.

Đẹp lòng tạm bạn liễu đào,

Cửa quyền thong thả chú nào bẩm thưa.

Coi ai thất thế thơ mơ,

Thấy không cung kính vào thưa vội vàng:

Để tao nói với ông quan,

May ra kẻ nghịch, khám đàng chung thân,

Ai mà chẳng nghĩ thiệt hơn,

Muốn chi đặng nấy, chẳng đơn từ gì!

(trương 17)

(Hạng gái nầy đời nay vãn còn)


6/ - Lại đây là bọn hạ cấp khiêng gánh , xách đồ cho bà đầm,cho ông sơn đá, hay ông đầu bếp

được Tây cưng, tục danh :

"ba nhe" = panier

"ban bù" = bambou

"Khiến nên con đĩ phải vì,

Ba nhe lũ ấy có gì lung lăng,

Theo Tây đội thúng mua ăn,

Trả nhiều bớt ít, chưởi ngang không vì;

(trương 17)


7/ - Thêm bọn lính gọi "lính tập" thời ấy (tirailleur).

" Nhiều bề khó nói long đong,

Ở gần lính tập hết trông ăn làm,

Đi đâu có lũ có đoàn,

Rượt gà, bắt vịt, phá hoang bí bầu,

Bán buôn chúng đã lắc đầu,

Mười tiền trả bảy, ai hầu dám kêu!

(trương 17)


8/ - Sau rốt là lính ma tà, ma ní, và mà tà tét

"Đời ôi nhiều nỗi bợn nhơ;

Ma tà có chú hay quơ hay quào,

Giận ai gươm súng phao vào,

Báo quan nhà nghịch, vây rào xét coi.

Quan bèn tưởng thật dấu noi,

Phú sai đi bắt xét lòi súng ra.

Đặng tang rồi mặc ý ra,

Quơ đồ ráo cạo đoạn già dẫn đi…

(trương 18)


Nhân vật tuy đổi chớ nhơn tâm ấy vẫn còn, cổ kim không khác mấy.

Đoạn già… Đoạn= rồi thì; Già = gông.

Đoạn già dẫn đi nghĩa là: rồi thì đóng gông dẫn đi.

**************

Cái "mốt" ăn mặc hồi Tây mới qua cho đến trận Âu Châu đại chiến 1914-1918 thì : thầy thông thầy ký, những người còn thủ cựu, gọi "phe theo Nho", thì áo dài xuyến đen, khăn đóng "Suối đờn", giày Hạ Châu đế lót lông ngựa, gọi theo Quảng Đông là "giày mạ mị" (mã vĩ), hoặc giày "hàm ếch thêu cườm chữ ngẫu" đặt tại Gò Công. Mấy thầy tân tiến gọi "phe theo Tây", thì bận áo bố trắng cổ đứng, nút tra chuỗi hổ phách, đầu đội nón "casque Secrétaire" của hiệu Paul Canavaggio sản xuất, là bảnh tẻn nhứt hạng rồi, chân đi thêm giày "ăn phón" (en France), tay xách dù lục soạn đen, cán sừng trâu, thì lại "bảnh quà xa quá xá". Khi nào được chụp hình đứng bên Quan lớn Chánh thì cổ thắt "cà ra oách" (cravate), diện áo "u hoe" (veston ouvert), tay lo le điếu xì gà tàn, thì duy có mấy cô mấy ỷ đời ấy biết cho.

Các tay dọn bàn, nấu bếp hầu cận "Ông To" thì nịt dây nịt nỉ chống một gang tay, tám nút đen phơi trước bụng, quần lục soạn trắng không vận, thời ấy chưa có dây lưng rút, lưng quần xổ ra kéo phủ lên dây nịt, gọi "vận quần theo kiểu quần bàn", đó là tay tổ, khuyên ai đừng ngó lâu mà ăn thoi bất tử.

Nấu bếp, dọn bàn thì đầu chít khăn nhiễu trắng, giắt lược đồi mồi, còn như mấy ông mấy thầy tự ví như bậc nho sĩ, thì chít khăn thanh (lụa xanh), chớ cũng không ai dám vượt bực chít khăn nhiễu điều, trừ phi mấy ông già bà cả gần xuống lỗ thì dùng khăn đỏ mà vẫn được châm chế, không ai nói gì.

Các ỷ, các ý trong Chợ Lớn thì đầu bới tóc thả bánh lái "ba vòng một ngọn", ăn trầu tích toát, để móng tay dài và mỗi lần xỉa thuốc thường vảnh ngón tay cho người ngoài thấy mình có cà rá hột xoàn bự hay bộ nhẫn vàng quấn kiểu "cửu khúc liên hườn". Trên vai mấy ỷ thường giắt vào một khăn vằn Nam Vang dùng để lau trầu, khác với mấy cô vợ Tây thì quấn chuỗi hột vàng gần gãy cổ, tay đeo kiềng vàng kiểu "nhứt thi nhức hoạ" thêm mặc áo mớ ba mớ bảy, tóc xức dầu thơm chánh hiệu "Cô Ba".

Thú phong lưu thuở ấy là chiều chiều ngồi xe song mã đánh một vòng "Lăng Tô" (Láng Thọ nói giọng Tây), hoặc ngồi xe kéo bánh cao su đặc, ra bến tàu hóng mát. Nếu không bài bạc thì xem hát bội.

Vả lại kép hát chầu đó cũng là một nhơn vật đáng kể, nhờ mấy ỷ, mấy thím bao bọc nên không thua người thợ bạc có tiếng là dám ăn dám xài, không kém mấy chú dọn bàn đầu bếp ông Tây.

Miệng thế gian ăn mắm ăn muối mà độc địa, đã ghi hạng tầng lớp xã hội như sau:

"Mười giờ Ông Chánh về Tây,

Cô Ba ở lại, lấy thầy Thông ngôn"

(Biết đâu mặc dầu Ông Chánh còn tại vị, họ đã cảm nhau trước rồi).

Nhưng kết duyên cùng dân thầy là để cầu sang, sao bì:

"Thông ngôn, ký lục, bạc chục không màng,

Lấy chồng thợ bạc, đeo vàng đỏ tay!" 
( đọc "Một vợ hai chồng " của cụ Hồ Biểu Chánh sẽ hiểu )

Dọn bàn, kép hát, thợ bạc, người nào cũng đua nhau lược đồi mồi, ống đót nanh heo, nhưng người chủ lò khéo tay làm gì cũng gác trên một bực: lược diễu vàng, hoặc sợi dây chuyền đồng hồ quả quít cũng vàng, hấp dẫn khác nào có ngải mê bùa lú.

Thỉnh thoảng anh kép hát bảnh trai, nhờ giọng tốt, mắt liếc đưa tình, đã chiếm trái tim cô gái nửa mùa. Bằng cớ là còn lại bài thi như sau:
 Hình lấy từ cuốn "Monographie dessinée de l'Indochine: Cochinchine (xuất bản 1935) "


Vịnh Kép Hát Bội

Nhỏ mà không học lớn làm ngang

Trống đánh ba hồi đã thấy quan!

Ra rạp ngồi trên ba đứa hiệu,

Vô buồng đứng dưới mấy ông Làng.

Mượm màu son phấn ông kia nọ,

Cổi lớp cân đai chú điếm đàng.

Tuy chẳng ra chi nhưng cũng sướng:

Đã từng trợn mắt lại phùng mang !!!

Tú Quỳ

(Chương Dân Thi Thoại, 1936, Huế, tr. 12)

Trong tập thi thoại kể trên, Phan Khôi tiên sinh nói rõ rằng bài thơ này là tác giả làm ra cốt ý để chỉ trích ông Nguyễn Duy Hiệu khởi binh Cần Vương ở Quảng Nam, nhưng ông thường "ỷ chức quan mà lung lạc bạn đồng sự ". Biết Tú Quỳ thì ắt Phan Khôi (Chương Dân) biết rõ hơn tôi rồi, việc ấy khỏi phải nói. Việc đáng nói là trong bài thơ "Kép Hát Bội", tôi nhận kỹ rất có thể Tú Quỳ mượn cớ trách mát ông bạn Nguyễn Duy Hiệu, nghĩa hiệp có thừa, nhưng còn kém đức độ, quân tử, luôn thể Tú Quỳ lấy cớ vịnh kép hát mà móc lò bọn quan "nhảy dù" thưở ấy, thơ làm được như vậy mới đắc thể cho!

Câu nào câu nấy ăn sát đề tài "Kép Hát Bội", nhưng kỳ trung người bàng quan hiểu ngầm biết Tú Quỳ muốn nói ai nữa kìa. Nào! "Nhỏ ăn học không ra gì, lớn theo Tây tà rồi Tây phong chức cũng "ông kia ông nọ". Những buổi tiệc tùng đình đám thì ngồi vếch đốc trên ba anh hương chức quèn, sướng thật, nhưng sao bì khi chầu hầu các ông bụng bự, khúm núm dưới bệ khó coi làm sao! Đành rằng "ông kia nọ" là bề ngoài, chớ bề trong khó che đậy cái dốt của chú điếm đàng vẫn phơi rành rành trước mắt mọi người. Hỏi thử con nít lên ba nó cũng biết bao nhiêu đó là Tú Quỳ mô tả hình dạng bọn "nhảy dù" chứ gì. Câu "Đã từng trợn mắt lại phùng mang" mới là chưởi thiên hạ! Sướng con ráy quá!

**********

Những người nổi tiếng làm viêc cho Pháp .

Trong các nhơn vật sớm ra đời, cúc cung làm quan cho Pháp, đáng kể là: Tôn Thọ Tường, Cai tổng Du, Lãnh binh Huỳnh Công Tấn, tri phủ Trần Bá Lộc, tri phủ Nguyễn Trung Trực, tri huyện Đỗ Hữu Phương, thống ngôn Joannès Liễu, Paul Lương và Loan (theo ông Khuông Việt, "Tôn Thọ Tường", trương 60).

Đời ông Tôn Thọ Tường và tâm sự của Tôn, nhà văn Khuông Việt đã viết thành sách. Những ông kia cũng thời thế đẩy đưa, thêm nói ra e "bứt dây động rừng". Tôi chỉ ghi lại đây những nhơn vật "nẩy lửa", nhưng tạm giấu tên…

1/- Ông thứ nhứt xuất thân "đội" rồi thăng tri huyện, tri phủ, rồi lại về hưu "hàm Tổng Đốc".

Mộ ông nay ở tỉnh Mỹ Tho, ai đi tàu gần tới xứ sản xuất cam ngon là thấy sừng sững trước đầu doi ngay khúc ngã ba sông hùng dũng.

Ông là người giữ đạo Thiên Chúa, vì căm thù vua Tự Đức bắt đạo, nên sớm ra giúp Pháp và lập rất nhiều công lớn, nhưng về già lại bị Pháp bỏ rơi. Ngoài Bắc Hà có Hoàng Cao Khải, trong Nam là có ông. Nhơn vật nầy đã từng cùng với một nhơn vật nữa là Nguyễn Thân, khét tiếng miền Trung, cả hai đồng thủ vai tuồng "đánh bạt Mai Xuân Thưởng" vùng Bình Định.

Lính Pháp và quan võ Pháp đánh cùng binh Văn Thân cù nhầy trót một năm trời mà bình không nổi giặc. Người Pháp muốn mua chuộc nhơn tâm, nửa cương nửa nhu, khi chùng khi thẳng và không nỡ xuống tay độc thủ. Pháp bắt được địch quân thì giam vào ngục thất là cùng. Giam mãi ngục thất dẫy đầy người yêu nước, cho nên thét quan Pháp phải viện đến ông. Ông ra quân chỉ có mấy tháng mà dẹp yên vùng Thuận Khánh (Khánh Hoà, Bình Thuận).

Ông là người khô ráo dong dảy, môi mỏng, cặp mắt có sát khí. Ông bắt được địch thủ, nhứt quyết không cầm tù và chỉ chặt đầu y quân lịnh: chém người như chém chuối, chém không chừa con đỏ. Các ông già bà cả, nay nghe nhắc tên ông, đều thảy lắc đầu. Chính toàn quyền Paul Doumer đã hạ một câu xác đáng: " Việc ấy đã biết dư, cố nhiên là phải vậy! Nếu muốn (nhơn nghĩa) và chớ chi còn kế hoạch nào khác, thì thà đừng sai hắn cầm binh…".

Ngày nay còn nghe nhắc đến những phương pháp quá bạo tàn:

Để đối phó với các địch binh không khứng ra quy thuận và thường ẩn mình nơi thâm sâu cùng cốc, có một cách tuyệt đối:

Sai bắt cha mẹ vợ con của người ấy, đóng gông cầm tù. Một mặt bố cáo trong ngoài kỳ hạn bao nhiêu ngày, phải ra nạp mạng. Bằng không thì:

- Cha, mẹ, và vợ, bêu đầu làm lịnh;

- Trẻ con thì bỏ vào lòng cối giã gạo, sai lính dùng chày lớn quết như quết nem!

- Đối với phạm nhơn tội không đáng chết, có khi cũng cho thân nhơn lãnh về. Mà đây là một đau lòng khác nữa.

Trò chơi ác độc là bỏ người đàn ông vào nóp lá nóp bàng, mỗi người một nóp may bít đầu đuôi, chỉ chừa một lỗ để lọt "bộ đồ kín" ra ngoài, đàn bà nào nhìn được "của riêng" thì lãnh được chồng về!

Néron là bạo quân tàn nhẫn, Lê Ngoạ Triều cũng bạo chúa xú danh, còn chưa nghĩ ra việc này!

Có một hôm, ra đường nghe một đứa nhỏ lên năm, chưởi cha mắng mẹ. Sai bắt đứa trẻ, bỏ nhịn đói suốt ngày, xế chiều sai lính đưa cho trẻ một chén cơm canh và một đôi đũa thứ đời xưa, một đầu xanh một đầu đỏ. Đũa này thường dùng đầu đỏ và cơm, đầu xanh chỉ dùng khi có tang. Đứa nhỏ cầm đũa so ngay ngắn, để đầu đỏ xuống dưới, cẩn thận. Lên án: tuổi thơ mà đã có trí khôn. Phàm đã khôn thì không phép mắng chưởi người sanh đẻ ra mình: Quết! Quết cho tuyệt những thứ phản cha phản mẹ!

Chuyện không đích xác, không dám chắc có quả như vậy chăng, chép ra đây như một tài liệu buổi trà dư, không quên đánh dấu hỏi thật lớn (?)

Dẹp xong giặc, được thăng Tổng Đốc và được ban Đệ Tam Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh (Commandeur de la Légion d Honneur), nhưng chim dữ hết thì ná treo đầu tường, Pháp ngán nên không dùng nữa.

Năm 1899, toàn quyền Doumer thân hành từ Sài Gòn đỗ đường xuống nhà thăm, thì đã gần miền, chỉ mấy tháng sau là nhắm mắt. Lạ kỳ là trối trăng dạy "chôn đứng". Ma chay linh đình mấy chục ngày dài, mỗi bữa ngả bò vật heo thết trên ngàn miệng ăn. Quan tài đặt xuống huyệt có lính tập bồng súng chào, đủ mặt quan Lang Sa dự đám (Paul Doumer. -Souvenirs, trương 59-62).

Con trai ăn học bên Pháp, về làm quan ít lâu, cũng khét tiếng như cha, bây giờ chợ Sa Đéc nhà vuông làng Tân Quý Đông còn truyền tụng câu liễn:

" Tân thị Mỹ Thành, chánh bổ Lục Na công sáng tạo,

Quy dân lạc lợi, Huỳnh đường Trần Bá Thọ kinh dinh "


Có dịch tập"Nhị Thập Tứ Hiếu" ra Pháp văn và Quốc ngữ. Sau ra làm hội đồng quản hạt (conseiller colonial), dám ăn dám nói, Doumer nhìn nhận người Pháp cũng không bì. Buồn rầu việc tư, tự tử bằng súng lục.

2/ - Nhơn vật thứ hai của đất Sài Gòn, là một hàm Tổng Đốc có tên đặt một con đường thị tứ nhứt tại Chợ Lớn.

Có tiếng là "hiền" hơn ông kia. Người nẫm thấp, phốp pháp, râu bạc le the, râu mép để ngạnh trê vuốt sáp nhọn quớt như cặp sừng trâu. Về già ưa đón đưa tân khách Pháp đãi rượu sâm banh (champagne), cho ăn bánh Petit beurre thứ de Nantes chánh hiệu.

Nhà dọn nửa Tây nửa Ta, năm căn đố lương thành vọng gỗ quý chạm lọng khéo léo, trước nhà có sân rộng chưng toàn cây kiểng gốc (cây thế), ngó mặt ra một con kinh nay đã lấp. Doumer tả hình trạng đã viết một câu ngộ nghĩnh: "Người ông giống hệt nhà ông: ngoài bày y phục Pha Lang Sa, trong giữ phong tục bản xứ".

Ngôi nhà nầy nay đã dỡ, đất thì bán cho khách Tàu xây nhà chọc trời làm tửu quán, cao lầu và rạp ciné. Chỉ chừa một khuỷnh để làm nơi thờ phượng. Mấy chục năm về trước, cờ bạc còn thạnh hành, vua đổ bác, "Thầy Sáu Ngọ" nhiều tiền, mướn đấy làm chỗ hốt me ăn thua ức vạn. Nghĩ cho con cháu rân rát, đỗ đạt thành danh, mà từ đường chứa đầy tiếng thô tục, nước bọt và đờm xanh, có phải chăng là căn quả?

Tiếng rằng "hiền", là hiền hơn ông kia, chớ xét ra một đời mâu thuẫn: lấy một tỷ dụ là đối với Thủ Khoa Huân. Che chở cũng y, đem về nhà đảm bảo và cấp dưỡng cũng y, mà rồi bắt nạp cho Tây hành hình, cũng y nốt.

Xuất thân hộ trưởng, biết chữ Nho, sớm ra đầu và làm tay sai đắc lực cho Pháp.

Thưở ấy, nói tiếng Tây, ba xí ba tú, đâu có "ngon lành" như đời giờ. Sự ấy cố nhiên. Nhưng có một giai thoại như sau, tôi chép ra, nhưng xin cô bác đừng hỏi nhiều vì không bảo lãnh đúng sự thực.

Tương truyền vào một dịp đầu xuân, đem dâng cho một quan Lang Sa quà Tết: một con dê xồm bép mỡ kịp đút lò đêm giao thừa. Quan hỏi: "Con gì? Ông cho tôi con gì đó?"

Quýnh quá quên phứt, không nhớ rõ "bouc" hay "chèvre", thôi thì tả hình dạng nó cũng được: "Luỹ" "mêm xối xiên" "dà na bắp" "dà na cót" (même chose chien, il y a barbe, il y a corne). Câu này đúng nguyên văn hay chăng, tôi không dám chắc. Điều tôi dám chắc là quan đút lò "dê xồm" ăn ngon lành và từ đó câu kia đã để đời trở nên bất hủ. Gần đây trong Nam còn ưa nói với nhau thành ngữ "mêm xối xiên" để thế từ ngữ "đồng một thể như nhau".

Một giai thoại nữa:

Tết Nguyên Đán. Nhà ấy ra câu đối có treo giải thưởng. Câu đối ra như vầy:

"Đất Chợ Lớn có nhà họ Đỗ,

Đỗ một nhà: "ngũ phước tam đa"

Không biết quả thật chăng, về sau có người gởi đến câu đáp như vầy, nhưng không nhận thưởng:

"Cù Lao Rồng, có lũ thằng phung,

Phun một lũ: "Cửu trùng bát nhã".

Cố nhiên không ai dám nhận mình là tác giả câu này. Người chép ra đây càng cẩn thận hơn, không cam đoan câu ấy do ai đã học lại.

3/ - Nhơn vật thứ ba, kịch liệt nhứt thời, là Huỳnh Công Tấn.

Người tỉnh Gò Công, nay còn thạch trụ trước chợ bêu danh. Ban đầu chống Pháp, sau về làng, dâng lễ ra mắt bằng cách bắn gãy xương sống ông Lãnh binh Trương Công Định. Pháp ghi công cất nhắc lên Lãnh Binh tân trào.

Khi lâm chung, ông Tôn Thọ Tường điếu:

"Phúc qưới thị thảng lai, oanh liệt hùng tâm khinh nhứt trịch,

"Thinh danh ưng bất hủ, ức dương công luận phú thiên thu".


(Giàu sang ấy thoáng qua, lừng lẫy hùng tâm khinh một ném,

Tiếng tăm đành chẳng mục, chê khen công luận phú ngàn năm).

Con trai là Huỳnh Công Miêng, du học bên Pháp, về xứ lúc đầu theo Phủ Trần Bá Lộc, đánh với giặc "Văn Thân" ngoài Thuận Khánh. Sau này nghĩ sao không rõ mà không nhận chức gì, chỉ ngao du ăn xài theo bực công tử. Đi khắp Lục Tỉnh, đi đến đâu, ưa đánh lộn bênh vực người mắc nạn, hết tiền vô quan Tây "mượn xài". Quan nể tình cũ ông cha, hằng trợ giúp và dầu phạm pháp cũng không bắt tội. Khi chết được đời nhắc tên trong "vè Cậu Hai Miêng" với danh từ ngộ nghĩnh " lưu linh miễn tử". Chí ngày nay, ông già bà cả gặp ai hành động ngang tàng mà không bị tội, ưa nói: "bộ thằng đó làlưu linh miễn tử hay sao mà! "

Đó là những nhơn vật xuất thân võ biền. Còn sau đây là những nhơn vật biết thừa cơ hội trở nên cự phú, hoặc giữ chí thanh cao cam tâm làm học giả suốt đời, tuy nghèo nhưng trong sạch và được kính mến.



4/- TRẦN NGƯƠN VỊ

Người tỉnh Long Xuyên, Bát Phẩm cựu trào, tục danh "Ông Hạp". Sang triều Pháp, thăng lần Đốc phủ sứ. Sở dĩ ghi tên lại đây vì là thân sanh vị trạng sư đầu tiên nước Nam. Trần Ngươn Hanh, đã từng dạy Hán học Trường Ngôn Ngữ Đông Phương (Ecole des languages Orientales), và vì có nhà trên đường Trần Hưng Đạo cận nhà ông Tôn Thọ Tường ở mé sông đường Cầu Kho.



5/ TRƯƠNG VĨNH KÝ, tự SĨ TẢI

TRƯƠNG MINH KÝ, tự THẾ TẢI

HUỲNH TỊNH CỦA, tự TỊNH TRAI.

Đây là ba nhà học giả trong Nam, tiểu sử nhiều nơi đã ghi rõ ràng nên không chép lại.

Ông Sĩ Tải , nhà ở chỗ nền nhà bà Đốc phủ Phải , đường Trần Hưng Đạo, nơi đây là xưởng dạy cắt may cắt y phục Âu Tây (trại Yên Thế).

Ông Thế Tải ,dòng dõi ông Trương Minh Giảng, là người từng cầm binh oai trấn xứ Cao Miên, nhà ở đường Đoàn Thị Điểm, con cháu còn rân rát.

Ông Tịnh Trai , người Phước Tuy (Bà Rịa), xuất thân thông ngôn chữ La Tinh , có nhờ ông Tôn Thọ Tường chỉ biểu thêm chữ Nho, tác giả bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị , nay còn hữu dụng, nhà trên xóm Tân Định.

Ba ông minh triết bảo thân , gần bùn chẳng nhuốm mùi bùn , không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi , sống đất Tào mà lòng giữ Hán , thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng.

Nghĩ cho tay dao tay súng làm nên sự nghiệp như những nhà kia, nhưng khi nhắm mắt, sự nghiệp hoen ố lụn bại, sao bằng một ngòi bút, một nghiên mực, sự nghiệp văn chương trường cửu của ba ông tiền bối này mới thật quý và thơm.

6/- Sài Gòn có bốn nhà giàu gộc: nhứt Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Nhứt Sĩ là ông Lê Phát Đạt. Người Cầu Kho, thuở nhỏ tên Sĩ . Nhơn qua học La Tinh ở Cù Lao Pénang gặp thầy dạy trùng tên nên đổi lại là Đạt . Tuy vậy đời vẫn quen gọi theo tên cũ ( Nhà Thờ Huyện Sĩ).

Xuất thân thông ngôn chữ La Tinh. (Thời ấy, đào tạo nhơn viên thông thạo chữ và tiếng Pháp chưa kịp, nên phải dùng người ở trường Nhà Dòng ra, học chữ La Tinh, chữ Hán, và chữ Quốc Ngữ do trường Pénang (có lưu gót cũ của Bá Đa Lộc) do các thầy tu dạy và điều khiển). Ông làm việc nhiều năm tại tỉnh Tân An. Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác, Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá. Thế rồi , ép nài ông, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều , nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền , ông trở nên giàu hú. Trong nhà , có treo câu đối dạy đời :

"Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách,

"Nhẫn nhi hoà, xử thế lương đồ".


Khi từ trần , xác chôn giữa Thánh Đường Chợ Đũi , do ông xuất tiền - trên ba mươi muôn bạc, bạc thời ấy - và hiến đất xây nên.

Nhì Phương- Tức Đỗ Hữu Phương Chợ Lớn . Đã nói rồi nơi đoạn trước. Sự nghiệp trở nên đồ sộ nhứt nhì trong xứ, phần lớn do tay phu nhơn Trần thị gầy dựng. Bà giỏi tài đảm đang nội trợ, một tay quán xuyến trong ngoài, làm của đẻ thêm ra mãi, lại được trường thọ, mất sau chồng.

Tam Xường -Tục danh "Hộ Xường", tên thiệt là Tường Quan , tự "Phước Trai", gốc người Minh Hương. Thông ngôn xuất thân . Sớm sớm xin thôi, ra lãnh thầu cung cấp vật dụng thức ăn cho thị xã . Nhờ khéo tay thêm phùng thời , cự phú không mấy hồi . Còn nhà thấp năm căn nửa xưa nửa nay toạ lạc đường Khổng Tử. Vòng rào sắt trước ngõ chứng rằng mặt tiền ngó ra kinh có lẽ trước kia cao ráo, nay kinh đã lấp, thế vào đây là một con đường cái , thềm lộ bồi đất cao hơn sân nhà , thành thử sân như sâu xuống và vuông nhà đã thấp nay lại càng lụp xụp.

Chủ nhà mất đã lâu.gia tài kếch xù , con cái nhiều giòng , phần ăn chia chưa xong.

Tứ Định là Hộ Định -Làm Hộ trưởng, họ Trần (?) Nhà ở khoảng giữa đường Trần Thanh Cần, gần dốc cầu Palikao một đầu và chợ Quách Đàm một đầu. Ngôi nhà năm căn trệt chạm trổ thật khéo, cột cẩm lai bóng ngời ngó thấy mặt; trong nhà vật dụng từ khí từ cái bàn, cái ghế, cái đôn sành đều có vẻ cũ xưa. Mấy năm trước chính mắt tôi còn thấy làu làu vững chắc tuy khuỷnh vườn sân trước đã bị cắt xén sát mặt tiền nhường chỗ làm thềm và đường cái nay mở rộng nên lấp kinh. Gần đây, vì đất chợ cao giá nên tuy nhà lập làm phần hương hoả mà con cháu đã bán và dỡ đi. Thay vào đó là một dãy phố lầu tiệm buôn khách trú. Phần hoa lợi tuy có thêm, nhưng thiệt hại phần cổ tích từ đây và cứ theo đà nầy, đô thành Sài Gòn ngày một mất dần những dấu vết xưa.

Sau đây, tôi xin lựa và kể tiếp vài nhơn vật bản xứ có tánh cách thật điển hình, để rồi bắt qua khảo về nhơn vật ngoại quốc, chớ tự xét không đủ tài và cũng không tiện trong một tập nhỏ khảo về Sài Gòn, mà liệt kê cho đầy đủ những người cũ của bản xứ Sài Gòn xưa, một lẽ là như thế công việc sẽ rườm rà mất hứng thú, lẽ khác là làm lạc hướng tập khảo cứu này.

Nhơn vật điển hình, theo tôi, tưởng nên kể sơ quý ông:

- Một nhơn vật đại diện nhóm trí thức, ông Diệp Văn Cương.

- Ba nhơn vật đại diện nhóm kinh doanh thương mãi và kỹ nghệ: Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn Viết.

- Các nhà văn và nhà báo đặc sắc.

- Một vài thân hào có tiếng tăm.

7/ - Đại diện điển hình nhóm trí thức là ông Diệp Văn Cương , tự Thọ Sơn , về sau thấy ký tên các sách xuất bản lấy hiệu "Yên Sa"" vì ông quê quán làng An Nhơn (Gia Định). Thưở nhỏ tân cần khổ sở , nhưng học hay. Sớm đỗ bằng trung học, chánh phủ Pháp cấp học bổng cho sang Pháp học tập thêm , đỗ tú tài đôi , trở về dạy trường Chasseloup-Laubat , tục danh "Trường Bổn quốc". Toàn quyền Paul Bert mến tài đưa ra giúp việc ngoài Bắc Kỳ và Trung Kỳ . Đức Đồng Khánh chọn làm thầy , dạy vua học. Một bà công chúa, con đức Thoại Thái Vương Hồng Y, để mắt xanh và hạ sanh ông Diệp Văn Kỳ. (Diệp Văn Kỳ là một nhà báo kỳ cựu trong Nam, đỗ cử nhơn Pháp, dám ăn dám nói , sau theo Nhựt và chết không tên tuổi , tiếc thay). Vua Thành Thái nối ngôi cho ông về Nam . Về đây ông làm Đầu Phòng Phiên Dịch nhiều năm vì ông có Pháp tịch, thêm làu thông Hán tự, văn pháp của ông khỏi nói , đời ấy là số một! Gần tuổi về hưu, ông trở lại dạy Sử học và Việt văn trường Chasseloup-Laubat như trước. Kẻ viết bài này khi còn học lớp dưới, đã từng đứng nghe lóm ngoài cửa và ân hận không được thọ giáo cùng ông . Khoảng năm 1919, dạy sử học, ông lấy Sử Diễn Ca Lê Ngọc Cát ra bình chú, dạy Việt Văn ông đã biết đem những đoạn xuất sắc trong Kiều , Lục Vân Tiên , và Chinh Phụ Ngâm ra giải thích cũng là mới lạ . Người ông nẫm thấp hùng vĩ , lịch duyệt Bắc Nam, ông ngâm thi sang sảng, nói tiếng Tây rất "giòn", bình sanh sở thích hát bội , roi chầu bóng bẩy rất mực phong lưu , tuồng hát nằm lòng , cô đào anh kép phục sát đất! Vãn hát ông rước luôn đào để cả y phục và áo mão về nhà hát lại ông thưởng thức riêng .

Tánh tình cứng cỏi, thẳng thắn, quen việc xưng hô chốn triều đô. Học trò rắc rắc phải gọi "Quan Lớn", nhưng thưở ấy không lấy đó làm chướng tai. Nực cười những sĩ tử trường T. qua dự thi bằng thành chung gặp ông giám khảo, chúng gọi Diệp tiên sanh bằng " ông ", tiên sanh cười gằn: " Về hỏi cha mầy dám gọi tao bằng "ông" hay chăng , hà huống là mầy? " Tuy vậy ông không tiểu tâm và học trò trường lạ đáp trúng , ông cho điểm tột bực. Được chỗ hay là thường thích kiếm chuyện gây gổ với người da trắng, lấy đó làm sung sướng, và luôn luôn cử xử địch thể với quan "mẫu quốc", không nhịn bước nào. Tây tà đều ngán và lánh ông vì sợ ông làm mất mặt.

8/- Ba đại diện thương mãi, ấn loát, khuếch trương kinh tế thì đặc sắc nhất là có:

- Đinh Thái Sơn : Ông gốc người Nghệ An vào Nam thuở nhỏ. Cha mẹ theo đạo Thiên Chúa đã nhiều đời. Ông xuất thân học nghề đóng sách tại nhà in Thánh đường họ Tân Định. Ông nhờ ông Trương Vĩnh Ký thương nên xin giùm cho lãnh đóng sách của Kho Sách chánh phủ . Vì ông Câu Toán gả con gái cho, về sau nhớ ơn , lập nhà in và bán sách , sửa xe "máy", sửa súng , sửa đèn manchon , lại cũng lãnh mua giùm những món hàng Sài Gòn cho thân chủ ở Lục Tỉnh , gởi hàng theo Nhà Dây Thép bằng cách lãnh hoá giao ngân mới mẻ dân ta chưa mấy người biết sử dụng . Nhà sách "Phát Toán" ở đường d Ormay, về sau ông nhường cho bạn là ông Joseph Nguyễn Văn Viết , ngày nay còn phát đạt và ở y chỗ cũ. Đinh Thái Sơn tách ra hùn vốn với ông Lê Phát An , có ông Lê Văn Nghi làm đại diện , mở ba căn "Ấn Thơ Cuộc" tại đường Catinat số 157 và dịch hai chữ "Đồng Hiệp" ra tiếng Pháp lấy hiệu "Imprimerie de l Union".

Về sau, nhà in "de l Union" sang tên cho ông Nguyễn Văn Của, từng dưới làm nhà sách, trên lầu cho mướn phòng ngủ . Sau rốt nhà in "de l Union" từ 157 đường Catinat, dời qua nhà mới tạo ở gần trường học Taberd, ngó mặt qua hông Sở Bưu Điện Chánh. Nay đã đổi làm nhà buôn ngoại quốc.

- Nguyễn Văn Viết- Ông Jh. Viết bước vào thương trường công nghệ từ năm 1900. Kế đó ông nối nghiệp ông Đinh Thái Sơn, in truyện đóng sách, cần cù nhiều năm gầy dựng sự nghiệp lớn để lại cho con cháu tiếp tục cho đến ngày rày.

- Nguyễn Văn Của -Thưở nhỏ kiệm cần khổ sở. Từng nghe nói lại rằng lúc ấu thơ, ông không ngần ngại xách đèn lồng theo chị đi bán rong đêm khuya mới đủ sống, cơ cực vô ngần. Thế mà mấy chục năm sau ai ai cũng biết danh ông. Một đặc sắc nữa là cho đến ngày tỵ trần ông chỉ làm "Ông Huyện Của" (tước Hàm) và đào tạo rất nhiều Phủ và Đốc Phủ danh dự. Ông là thân sinh tướng Nguyễn Văn Xuân (trào Bảo Đại) .

9/ - Nay kể qua các nhà văn, nhà báo kỳ cựu nhứt trong Nam,nhớ vị nào thì viết ra đây, không nhứt định sắp theo thâm niên cùng thứ tự, thì đại khái thưở ấy có:

- Gia Định Báolà xưa hơn cả. Ra đời 1 tháng 4 năm 1865 dưới sự điều khiển của ông Ernest Potteaux, qua đến 16 tháng 9 năm 1869 giao về ông Trương Vĩnh Ký, ông là tổ nghề báo quốc văn ta vậy. Ngộ hơn hết là trong cái ô chừa đợi chữ ký của người quản lý, thưở ấy không dịch"gérant" là"quản lý" mà viết là"kẻ làm nhựt trình".

- Phan Yên Báodo Diệp Văn Cương biên tập.

- Nông Cổ Mín Đàm, ra đời năm 1901. Lương Khắc Ninh tự Dũ Thúc làm chủ bút, rồi lần lượt đến Gilbert Trần Chánh Chiếu , Tân Châu Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viên Kiều bút tự Lão Ngạc, Nguyễn Đồng Trụ, Lê Văn Trung, Nguyễn Thành Phương phụ bút, v. v…

- Nữ Giới Chungcủa bà Sương Nguyệt Anh, con gái Đồ Chiểu, sau về tay Nguyễn Thành Út làm chủ bút.

- Thông Loại Khoá Trình (Miscellanées)của ông Trương Vĩnh Ký (1888-1889), chuyên về sưu tập các áng văn Nôm xưa;(sau đổi tên lại là "Sự Loại Thông Khảo").

- Nhựt Báo Tỉnh.

- Nam Trung Nhực Báocủa Nguyễn Từ Thức, chủ bút; Lê Sum, phụ bút.

- Đông Pháp Thời Báo, trước chủ bút là Nguyễn Kim Đính , sau giao về Diệp Văn Kỳ , (con cụ Diệp Văn Cương), ít lâu đổi làm tờ Thần Chung , dưới sự cộng tác đắc lực của nhóm Nguyễn Văn Bá , giáo sư xuất thân trường Sư Phạm Hà Nội , Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu , Đào Trinh Nhất , Trần Huy Liệu , Phan Khôi, v.v…

- Công Luận Báo của Nguyễn Kim Đính.

- Phụ Nữ Tân Văncủa Nguyễn Đức Nhuận và nhóm Phan Khôi.

Rồi đến những nàoTrung Lập Báo (Phi Vân Trần Văn Chim);Nhật Tân Báo 1926 (Cao Hải Để);Sư Phạm Học Khoa (nhà in Nguyễn Văn Của);Trong Khuê Phòng (Lê Thành Tường 1934, chủ bút: Lương Đình Thiệu) v.v…

Ngoài các tay viết báo, còn những ông túc nho ẩn sĩ , kẻ chuyên tâm dịch truyện Tàu , người soạn tiểu thuyết ; Trần Phong Sắc tự Đằng Huy , Nguyễn Chánh Sắt , Nguyễn An Khương (thân phụ Nguyễn An Ninh), Nguyễn An Cư (thúc phụ Nguyễn An Ninh, cũng một tay hốt thuốc có danh), Nguyễn Viên Kiều tự Lão Ngạc, Nguyễn Thành Phương (người Trà Vinh), Lê Hoằng Mưu tự Mộng Huê Lầu , Nguyễn Thành Úc, Lê Sum tựa Trường Mậu, v.v… Những người nầy ưa tựu góc đường Thủ Khoa Huân , tại nhà hàng Cửu Long Giang (Pháp gọi là Hôtel du Mékong) hoặc tại khách sạn Nam Hồng Phát trên con đường Lê Lợi . Cốc ắp xanh hai cắc bạc, bữa cơm Tây vì vèo bốn món tám cắc, rượu tính riêng (vin mousseaux hiệu Veuve Amiot chỉ có chín cắc một chai lớn). Nguyễn An Khương có nhà trên Hốc Môn, đứng lập tiệm Chiêu Nam Lầu, từng dưới Cô của Nguyễn An Ninh đứng cắt may áo dài, từng trên chứa khách đến tá túc, phần đông là hội viên kín của nhóm"Đông Kinh Nghĩa Thục" và phe Cường Để. Thưở chúng tôi mới chơn ướt chơn ráo lên Sài Gòn khoảng năm 1919, còn thấy mỗi chiều dạng một người đàn bà trọng tuổi, dong dảy dễ coi, đứng trong phố sai trẻ, hoặc ngồi trên sập ván cắt cắt may may. Hỏi ra mới biết được đây là cô ruột của Nguyễn An Ninh. Nay bà đã vui chơi tiên cảnh, nhà phố bà ở, nhớ mài mại thì một dãy với các tiệm Chà bán vải, lối rạp chớp bóng Nguyễn Huệ hiện thời. Tiếc thay chỗ nầy không được kỷ niệm lại bằng một tấm "lắc" cẩm thạch để đời, gương một tiết phụ biết ái quốc thương nòi, tấm "lắc" không cần dài dòng, miễn viết,"Đây là chỗ cũ tiệm Chiêu Nam Lầu từng chứa nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục" (19…19), tưởng như vậy cũng đủ!

  Những Người Lỗi Lạc, vượt mức quần chúng trong vài giới khác lạ hơn thường.


Bà Lưu Thị Ngoạn, tục danh "Cô Ba Ngoạn",làm chủ một gánh hát bội, đào tạo nhiều đào kép nay còn để tiếng nhắc đời (đào Năm Nhỏ, dâu của bà, hát đứng cặp với kép Hai Thắng (sau nầy là Bầu Thắng) thì không ai bì kịp. Đồng thời còn kép Sáu Ất xuất sắc vai Dự Nhượng và vai Quan Công, kép Cang giỏi vai Trương Phi, đều là đào kép hữu hạng, không kém các đào kép Đào Bổn, Đào Chung, ông Tư Nhựt, lớp trước.

Chợ Lớn có bà Tám Đội, quen gọi "Cô Tám"cũng chủ gánh hát bội hữu danh, không sút gánh "Cô Ba Ngoạn", thêm có rạp hát riêng, sự nghiệp đồ sộ, nhà lầu, vườn cao su, hột xoàn cả ô, khi bà nhắm mắt, sự nghiệp cũng tiêu tan theo gió.

Đường Hồ Văn Ngà chỗ rạp chớp bóng Rex, xưa có ông Ninh dựng rạp hát bội tại đây. Tên ông là Lương Khắc Ninh, tự Dũ Thúc, vừa nhà văn, soạn tuồng, viết báo, vừa làm bầu gánh hát, vừa kèm chức nghị viên quản hạt, nên ông được tặng nhiều chức hiệu: Bầu Ninh, Hội Đồng Ninh, cũng một người.

Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì;đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép hoạ hình làm mẫu rao hàng: xà bông "Cô Ba": muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!

Lối năm 1923 đến 1935, có các cô Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời, v.v… đua nhau bán dạng thuyền quyên, báo hại Bạch Công Tử, Hắc Công Tử, Công Tử Bạc Liêu, Công Tử Cầu Ngang (Trà Vinh) kình nhau phá nhà của cha mẹ để lại. (Ông cha các cậu, kẻ giàu ruộng "cò bay thẳng cánh", người giàu nhờ ruộng muối miệt Bạc Liêu, (một ngày nắng tốt huê lợi đến năm ngàn đồng bạc, bạc thời ấy, như chơi).

Chiều chiều các cô lượn đảo trên các đường phố, hết Chợ Bến Thành đến Catinat, xe Delage mui trần, tài xế vận y phục nhà có dấu hiệu, hay xe Hoa Kỳ "cắt chỉ" mới trong hãng lấy ra buổi sớm. Các cô thi đua trên đường nhựa, lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường.

Các cậu không sẵn xe, các thầy phong lưu, ông còm mì bột "chơi bời" cũng không chịu sút nước "ăn xài" của các công tử mũi trắng. Xe song mã chạy mát, mỗi giờ hai đồng bạc xe lô ca xông một cuốc Sài Gòn Thủ Đức đầu tháng là năm đồng, cuối tháng cạn xu mời mọc ba đồng cũng được!

Tối lại dưới bóng đèn, các cô như bướm tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại.

*

Năm Quý Sửu (1913) có vụ Phan Phát Sanh làm "Cách Mạng".

Phan Sát Sanh tự Lạc, năm ấy, vừa hai mươi tuổi, con của Phan Núi làm Cảnh Sát trong Chợ Lớn. Lúc nhỏ không ham ăn học, lớn làm bồi cho Tây, bỗng xưng Phan Xích Long, tự cho mình là "Đông Cung", con vua Hàm Nghi, sắm mão và dây đai vàng, tự tôn làm "Hoàng Đế", lập đảng kín, chế tạo lựu đạn trái phá, in trát dán khắp chợ Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Tây, kêu gọi dân nổi dậy chống Pháp. Việc làm như giả ngộ (giả bộ), chưa chi đã lậu sự, bắt bớ lung tung.

Phan Xích Long bị cò Tây bắt tại Phan Thiết, còng giải về Sài Gòn. Đồng đảng, cả thảy bị bắt một trăm mười một người, đem ra Toà Áo Đỏ xử tử mồng năm đến mười hai tháng mười một dương lịch 1913, tha bổng năm mươi bốn người, kêu án năm mươi bảy người, nặng hơn hết là án chung thân khổ sai sáu người: Phan Xích Long, Nguyễn Tri, và Nguyễn Hiệp, án hiện diện. Còn ba người Nguyễn Màng, Trương Phước, và Nguyễn Ngọ trốn thoát không bắt được, bị án khiếm diện. Ba người nầy bị giam Khám Lớn Sài Gòn, làm chấn động giới giang hồ mã thượng.

Qua năm Bính Thìn (1916), giữa trận Âu Châu đại chiến 1914 - 1918 bên trời Tây, Tây thua xiểng liểng thì đêm mười hai tháng giêng âm lịch, đảng kín "Thiên Địa Hội" tổ chức cuộc khám phá định cứu các "đại ca" ra khỏi vòng lao lý. Ban đầu rất nhiều thuyền ghe nhỏ tứ xứ đến đậu chen nhau dưới gầm cầu móng Khánh Hội, đến ba giờ khuya là khởi sự. Dưới khẩu hiệu "đại ca", các đồng đảng thảy đều uống bùa, cổ mang phù chú, tay cầm gươm mác, kéo lên Khám Lớn Sài Gòn. Dao nói chuyện với súng làm sao lại, bùa chú chống đạn chỉ có hiệu lực trong trí óc người mê tín. Sự thực thì hai người bị bắn chết tại cửa Khám Lớn, bốn người bị rượt theo bắn ngã tại Xóm Dầu trong Chợ Lớn. Đồng đảng, bất cứ đàn ông đàn bà ai mặcáo đen quần trắng, buổi sáng ấy và lẩn quẩn xóm tình nghi là bị bắt nhốt khám và đem ra xử ở Toà Đại Hình. Kết cuộc: ba mươi tám người bị xử tử tại Đồng Tập Trận và bắn ngày hai mươi tháng hai năm 1916; mười ba người bị xử bắn ngày mười sáu tháng ba năm 1916, kể luôn hai người đêm phá khám tử chiến tại trận tiền và bốn người bị hạ sát tại Xóm Dầu, thì cuộc phá khám 1916 đã khiến năm mươi bảy vị "anh hùng" tên ghi vào sử nhưng thây thì bị chôn vùi "Đất Thánh Chà" đường Hiền Vương, cho đến mới đây nghĩa địa này bị ban phá ra bình địa xây xóm nhà anh em lao động tài xế, đô thành, mồ mả xiêu lạc mất tích luôn, nhưng danh thơm còn mãi trong trí óc người yêu nước.

*

Giới người bất đắc chí trổ sanh nghề lạ thì trước có Tư Mắt, sau có Thầy Sáu Ng.

Tư Mắt, tên thiệt là Nguyễn Văn Trước,sanh tiền có lập một tiệm hớt tóc, số nhà 200 đường Thuỷ Bình cũ (nay đường Đồng Khánh), lấy hiệu là "Nam Hữu Mai".

Ngày mười bốn tháng năm năm 1915, Toà đem Tư Mắt ra xử, kể lai lịch Tư Mắt có đến ba vợ, đều phục sự "Anh Tư" hết lòng, và vô số anh em. Toà khép Tư Mắt vào tội "gia nhập hội kín ám trợ Cường Để ", kêu án lấy chừng, kỳ trung Tư Mắt bắt chước theo Đơn Hùng Tín trong truyện"Thuyết Đường" : phàm trong đám du côn đứa nào đã chịu làm em nuôi của "Đại Ca Tư Mắt" thì Đại Ca không khi nào bỏ, "hoạn nạn tương cứu, sanh bất tử ly", không tiền thì Đại Ca cho tiền, không áo, Đại Ca cho áo, thậm chí khi bị tù rạc thì có người nuôi ăn và cung cấp thuốc, bánh. Nhưng khi nào Đại Ca cần dùng ra lịnh thì phải tuân hành, chết sống không kể thân, sai biểu chém ai, giết ai là chém bất luận bà con thân thích.

Tư Mắt đi đến tỉnh nào xứ nào là em út rần rần, đứa theo ủng hộ, đứa đến trình diện bái nghinh Đại Ca. Tư Mắt bước vào quán nước nào thì người khác hội nên lui chân, hàng em út tha hồ gọi bánh gọi mì vì đã có Đại Ca bao trả. Nhưng phải nhớ "ăn của anh Tư thì sau nầy có việc chớ khá so đo cùng anh Tư"!

Lính tráng kiêng dè nể mặt, cò bót miệng ngậm sáp cũng làm lơ. Lịnh sai nã trốc đã ra mà tìm không có ai dám ra tay sanh cầm Tư Mắt: không khéo có ngày mang thẹo, ăn dao của hàng em út anh Tư. Tuy vậy hết hồi vinh quang đến hồi xuống dốc. Về sau Tư Mắt ăn năn vào chùa "Giác Lâm" Chợ Lớn lần chuỗi bồ đề tụng kinh sám hối.

Thầy Sáu Ng.thì khác. Thầy mua Pháp tịch, lấy tên Tây là Paul D. để rủi thời xộ khám thì được đãi hàng đặc biệt, liệt hàng phạm nhơn Âu tịch. Về sau chạm phải viên chưởng lý Lafrique, Paul D. bị thâu chức dân Tây.

Thầy làm nghề chứa cờ bạc khắp vùng Sài Gòn Chợ Lớn, cao lâu khách sạn phải nhờ Thầy Sáu "ủng hộ" thì mới mong hốt me xổ đề không bị bắt hoặc bị bối phá đám giựt tiền. Thầy Sáu tổ chức rất là chu đáo. Mỗi tuần, thầy sai người thân tín đem bao thơ lo lót trao tay đến tận nhà. Cứ đếm một tuần nhựt "chơi" mấy ngày là trả "tiền xúp" mấy bữa. Bữa nào không chơi được thì gọi "ngày ấy hôi", miễn trả tiền.

Trả từ trên xuống dưới và trả từ dưới lên trên, ông xếp, ông chủ sự phòng, ông thông, ông ký, thầy đội chạy giấy, chú cai gác đường, anh lính tay trơn cũng "ẵm tiền" thầy Sáu, nên mỗi khi có lịnh trên đưa xuống dạy đi "bắt bài thầy Sáu chứa" thì Thầy đà hay trước, hay gấp mấy lần: hay bằng ông xếp báo tin, hay bằng đội, cai, bếp, lính, mỗi người nắm được giấy "mật lịnh" là lật đật gõ cửa "nhà người ngồi không chia của" để giội tin sốt dẻo.

Giữa các người thọ của hối và thầy Sáu, còn một anh lợi hại là tên cỡi xe đạp chở bao thơ đi phát từng nhà. Mỗi tuần anh chận lận "lấy lên" của mỗi ông chút ít, mà nào ai hay biết, có biết chăng là những tay hốt cái sòng me vì thấy anh ta vẫn có tiền cúng mỗi ngày mà không hầy hấn. Thầy Sáu vẫn nghi nhưng vẫn ép lòng dùng đứa tớ bất lương nhưng tinh xảo, các ông vẫn biết, biết mình bị "trút lọp" mỗi tuần hay ít bữa một đôi tuần bị một lần, nhưng biết thì biết vậy chớ miệng nào kêu mà kêu với ai?

Nhắc đến Lafrique là nhớ đến ông chưởng lý mặt sắt "Thiết diện vô tư", giới bất lương đều ngán và kiêng sợ. Thế mà có một lần họ La vẫn bị qua mặt cái vù mà không hay biết, và bị một quan Việt bán đứng không ngờ.

Sự cớ như vầy:

Thầy Sáu bị họ La bắt bề tội chứa me cho vào tù một lúc; lúc khám được ra rồi, Thầy treo giải thưởng: "ai giỏi tài cám dỗ cho cá ăn câu, cho họ La để Thầy tự do chơi ít lâu, thì Thầy đền ơn người ấy: tiền thưởng mặt mười ngàn đồng bạc lớn, riêng mỗi ngày miễn "chơi thả cửa không ai bắt" là có tiền xúp rắc rắc một trăm đồng ngày ấy, nguyện không sai lời. (Thưở đó, thống đốc Nam Kỳ lương chưa đến ba ngàn bạc). Và có một thống đốc từng phân bì ăn ít hơn viên cò xếp Chợ Lớn, vì lễ mễ lì xì của Tàu cho cò vô số đếm. Như vậy bạc một trăm mỗi ngày, tính ra nhằm một tuần bảy bữa: 100$ x 7 = 700$, và mỗi tháng hai mươi tám ngày, là 100$ x 28 = 2.800$. Trong khi ấy, viên chánh tham biện Tây gần về hưu, nhứt hạng tham biện, lương tháng chín trăm và viên đốc phủ sứ đặc hạng, lương tháng hai trăm năm chục đồng. Vì ham số bạc kếch xù, mà cũng vì bấy lâu thua me sòng Thầy Sáu thâm thủng lần hồi vô phương cạy gỡ, vay hỏi bạc Chà không được nữa nên có một ông Quận, ngồi cai trị một vùng có tiếng là xứ cao su tốt nhứt trong Nam, ông ta nghĩ ra một diệu kế. Ông biết họ La có đồn điền trong quận mình, nên một hôm xuống lãnh mạng với Thầy Sáu giao kết ngày ấy, tháng ấy, Thầy Sáu cứ mở công khai sòng me tại số… đường… trong Chợ Lớn, nếu không ai làm khó dễ thì Thầy phải giữ lời trao cho ông số bạc mười ngàn. Liền khi ấy, còn tiền thưởng mỗi ngày một trăm hẹn hậu nhựt tri. Thầy Sáu ưng chịu. Đến ngày hẹn, Thầy dẫn cái ngành thầu (ngân đầu) đến chỗ do ông Quận chỉ, kẻ trải chiếu, người cầm chén hốt me, tay con đặt rần rần trọn buổi tối, từ đỏ đèn đến khuya, thiên hạ vô ra nườm nượp không khác nào nhà Xéc (Cercle), có ba tăng, thế mà lính tráng, biện Tây không một ai nói nửa lời. Thầy Sáu mừng rỡ ra mặt, xỉa tiền thưởng mười ngàn không tiếc, mà mừng hơn ai ca, là ông Quận, ông chờ sẵn từ hồi nào, ông thộp số bạc nhét vào túi ngon lành, lên xe đi một nước, không cần đếm, lại còn dặn vói thầy Sáu hãy tiếp tục đi rồi sẽ hay.

Thầy Sáu quen mửng (lối) cũ, qua ngày sau, còn mời thêm các tay sộp cho sòng me thêm cụp lạc. Đợi tay con đông đủ, chủ cái đương "nhập thần", me đang xí mứng (vô cuộc) ngon lành, thì lính cò ụp tới xỏ xâu dắt về bót, chỉ thiếu mặt chủ chứa, nhưng Thầy Sáu đã có người hy sinh ra chịu tội thế. Té ra ông Quận quả là diệu thủ. Ngày trước ông mời họ La đến nha môn đãi cơm thết rượu. Họ La vị lòng, vẫn cần dùng ông Quận để coi chừng coi đỗi sở vườn và nhờ chăm nom ba "thằng cu li", đừng cho chúng nó trốn hoặc bỏ sở, bởi thế nên khi nghe ông Quận ngỏ lời thiết yếu xin ông ban đặc ân nhơn ngày giỗ tổ tiên trong Chợ Lớn, tại căn phố của nhạc phụ, số… đường…" đúng vào ngày thứ bảy tuần tới, ngày ấy có anh em bà con cô bác tề tựu đông người và có đánh bài ăn thua nho nhỏ cho vui đám ", họ La nghe chưa dứt lời đã gật đầu lia lịa, về nhà còn không quên căn dặn cò bót đến ngày giờ đã định đừng khuấy rầy ngày giỗ tổ tiên của người ta, nhưng chỉ ngày thứ bảy đó thôi, vào ngày khác có xảy ra việc gì thì cứ phận sự thi hành. Bởi rứa nên việc hôm sau Thầy Sái đành ôm hận vào lòng, tuy thất bại nhưng đối với Thầy, như bù mắt cắn voi, nào thấm tháp chi thầy, hòng sợ!

Kể về thế lực, Thầy Sáu không làm quan, làm làng mà oai vệ hơn quan làng bá bội. Chiều chiều, thầy ngồi xe hơi "sáu máy", tài xế chánh và tài xế phụ đều vận y phục có lon chạy chỉ thêu, thầy rảo một vòng Chợ Lớn lấy tiền xâu, thầy ghé cao lâu nào thì y như hẹn trước, tài phú kéo ngăn tủ lấy bạc ra nạp không sai một xu nhỏ. Có khi thầy cao hứng lên lầu cầm chén "xổ cái" giải muộn, mấy khi như vậy, các tay hổ kha (con bạc) đặt thả cửa, nếu thầy thua đã có chủ tiệm bao thầu, chung trả đủ rồi sau sẽ tính toán với Thầy. Mà cờ bạc như sòng Thầy Sáu, ai lại không ưa. Trước khi có bày ra Đại Thế Giới, mấy mươi năm về trước, mà thầy đã sắp đặt ngăn nắp hẳn hòi. Tiệm cao lâu nào do thầy tổ chức chỗ chơi, thì đèn đỏ đèn xanh báo hiệu đàng hoàng, lính tráng hoặc du côn, bợm bãi không thể nào trèo lên lầu được mà hòng phá phách. Chỗ chơi, khách vừa bước vào là đã có người đến dâng nước đá, nước cam giải khát; mì cháo tha hồ muốn dùng cứ gọi tửu bảo hầu sáng đem lên, khỏi trả tiền, thêm sẵn bàn đèn mời mọc, sập gụ bóng trơn, muốn giải phiền mấy điếu ngao, cũng có đủ người, đủ chỗ cung cấp, thậm chí có người quá tham, thừa dịp nằm gần bàn đèn tiêm tiêm, nướng nướng, nhét á phiện đầy hộp kalmine để đem về nhà hút sướng thân khỏi tốn tiền, việc như vậy mà cũng không một ai chỉ trích, chiêu hiền đãi sĩ đến thế là cùng!

Cờ bạc thì không đánh đặt bằng tiền mặt, vì dầu thế cũng phải đề phòng để nếu khi bị bắt thì dễ chạy án; trong sòng sát phạt ăn thua với nhau bằng "nút chí" hoặc bằng chiếc đũa, tuỳ màu sắc khác nhau, nút chí kể là bao nhiêu đồng, chiếc đũa tuỳ màu sắc, là mấy chục mấy trăm, tuỳ giao kết trước. Khách thôi chơi bước xuống lầu đến bàn tài phú, trao các vật ấy là có đủ số bạc, không sai chạy xu nào cả.

Có khi khác Thầy Sáu ngồi nhà hàng uống rượu khai vị hoặc để nghe em út phúc trình chỗ nào chơi, chỗ nào dẹp, chỗ nào có người phá đám, hoặc cũng để khoe cô nhơn tình mới sắm! Lối ăn mặc của Thầy rất kỳ dị, nửa dọn bàn, nửa mấy ông, mấy thầy. Buổi sáng thấy thầy diện bộ tussor (vải tơ tầm) bén ngót, buổi chiều thầy tra bộ "quàng đông" hàng Bắc Thảo, chơn đi giày escarpin! Một hôm thầy mặc y phục lụa đen, đơm sáu nút óng ánh là sáu hột kim cương lớn cỡ đầu ngón tay út. Thầy đến gõ cửa phòng nhà ngủ Bá Lạc góc đường Lê Công Kiều Chợ Mới, để nhờ thầy Tư Nên xem số tướng.

Tư Nên lúc ấy đang nổi danh, thoạt trông tướng mạo thầy, Tư Nên cũng phải giả chước mệt mỏi xin hẹn qua ngày sau sẽ đến nhà đoán vận mạng luôn cả hai ông bà mới chắc chắn hơn. Sau, thầy Tư Nên nói riêng với tác giả bài nầy (V.H.S). rằng sở dĩ hôm ấy thầy không dám trổ tài, là vì thoạt tiên thầy thấy một người mặt mày dữ tợn, ăn mặc khác thường, trong ý Tư Nên định: nếu đó là "ăn cướp sát nhơn" thì sao chưa ngồi tù, còn nếu đó là "trưởng giả phú hào" thì sao hình thù tướng mạo lạ lùng đến thế?

Tư Nên đưa khách ra cửa, nhớ số xe nên sau nhờ hỏi người xa phu (tài xế) biết được đích thị đó là thầy Sáu Ng. Qua ngày kế đó, Tư Nên đến nhà xem cả chỉ tay hai vợ chồng Thầy Sáu, và nhờ biết trước nên đoán không sai một mảy. Nào số thầy ngồi không chia của, tướng Đơn Hùng Tín đời Đường. Nào năm tới đây, chỉ tay thầy đứt đoạn nơi đường sanh mạng, lẽ đáng năm tới thầy bỏ mình. Nhưng may sao tay của vợ thầy không có số chết chồng, nên đổi lại năm tới đây thầy và cô sẽ cách mặt nhau, hoặc nhẹ thì do một cuộc đi chơi xa, Đông du, Tây du nào biết, hoặc nặng thì thầy sẽ bị ngục hình tù tội. Tư Nên nói rất nhiều, Thầy Sáu khen lấy khen để, và về sau, nghiệm ra không sai một lời, quả nhiên Tư Nên đáng là bậc kỳ tài trong khoa tướng số.

Thầy Sáu sau nầy bị kẻ khác mạnh thế lực hơn giành nghề, thêm hết thạnh đến suy, về già thầy đánh đâu thua đó, lại bị bạn hữu trở mặt cướp mất một số tiền to tát, nên thầy bán cả hai nhà lầu xinh đẹp, và tỵ trần trong một nhà dưỡng lão gần Sài Gòn. Em út, như bồ câu hết lúa, không một đứa cho thầy thấy mặt, lúc lâm chung.

Tác giả bài này được mục kích năm 1927 - 1928, một vụ Thầy Sáu xử kiện và lên án đày lưu một chú chệc chuyên môn đổ tam hường lận (ăn gian).

Bà Phán K. đến xẹc (cercle) của Thầy Sáu trong Chợ Lớn. Nơi đây, mỗi đêm có một sòng tam hường ăn thua mỗi thẻ hường là năm đồng. Chú chệc tráo hột, ăn bà K. sạch túi, hơn ba ngàn bac. Sau có người mách mánh lới gian, bà K. đến thưa tự sự tại nhà Thầy Sáu. Thầy lật đật sai em út quần khắp chợ Bến Thành và trong Chợ Lớn, may sao gặp được chú, lập tức mời chú đến nhà riêng của Thầy, có cả bà Phán đối nại và các tay em út thính lịnh. Thầy Sáu tra hỏi kỹ càng, xét quả đúng như lời bà K. than phiền. Thầy xử chú phải trả đủ số bạc gian lận cho bà K. Trả rồi, thầy lên án: "Sòng bài xẹc tôi tổ chức ăn thua sòng phẳng. Bà Phán đây tôi vẫn kính trọng là anh, là chị của tôi. Nay nhà ngươi đến phá đám. Tội ngươi nặng lắm, nhưng nể lời bà đã xin tha, thì tôi cũng tha cho làm phước, duy tự hậu, tôi cấm nhà ngươi tốt hơn đừng héo lánh tới Chợ Bến Thành, đất Sài Gòn và nhà xẹc của tôi. Em út, nghe dặn: Đứa nào gặp mặt hắn ở đâu thì "mần" hắn cho tôi. Có bề nào tôi chịu!" Lạy lục năn nỉ cách mấy cũng không xiêu lòng, chú đành cuốn gói trở lên Nam Vang hành nghề. Rủi ro bị bắt, bất quá ngồi tù ít lâu. Với Thầy Sáu, không được như vậy. Như thưở kia đối với Tư Mắt, Thầy Sáu có em út thừa hành phận sự, hễ không cho ở được một chốn nào thì chỉ có một nước phải tuân lịnh thầy mới mong bảo toàn sanh mạng; cãi lịnh, đoàn em út Thầy Sáu "ăn thịt" có ngày.

Thầy Sáu còn có một phương pháp nuôi em út cũng ngộ. Tuỳ đứa, tuỳ tài, thầy dùng theo chỗ: đứa gác đường, đứa giữ cửa, đều có phận sự và có lương ăn. Gặp khi túng bấn hữu sự, em út đến xin tiền, thầy Sáu chỉ ngay giỏ giấy bạc cũ rách và thiếu miểng, thiếu góc, do tiền hồ, tiền xâu dư lại: "Đó! mặc ý. Đứa nào ráp mót được bao nhiêu thì lấy đem về mà xài!" Đôi bên đều thoả thuận như vậy, nhưng than ôi, giấy còn khá khá, giấy ít hư hao đã được o bế từ đêm trước kia rồi, nhà Thầy Sáu có nuôi cả một bộ Ba Tàu chăm nom và đếm giấy bạc, có thua gì nhà băng!
Thầy Sáu còn có một phương pháp nuôi em út cũng ngộ. Tùy đứa, tùy tài, thầy dùng theo chỗ: đứa gác đường, đứa giữ cửa, đều có phận sự và có lương ăn. Gặp khi túng bấn hữu sự, em út đến xin tiền, thầy Sáu chỉ ngay giỏ giấy bạc cũ rách và thiếu miểng, thiếu góc, do tiền hồ, tiền xâu dư lại: "Đó! mặc ý. Đứa nào ráp mót được bao nhiêu thì lấy đem về mà xài!" Đôi bên đều thỏa thuận như vậy, nhưng than ôi, giấy còn khá khá, giấy ít hư hao đã được o bế từ đêm trước kia rồi, nhà Thầy Sáu có nuôi cả một bộ Ba Tàu chăm nom và đếm giấy bạc, có thua gì nhà băng!
Kể về bộ quân sư của Thầy Sáu cũng tài tình lắm lắm. Thưở đó, một học giả (vừa mới mất), ông chuyên viết báo, và Pháp văn của ông rất đanh thép, rất mực phong lưu, nhà viết báo Maurice Monribot đã từng bái phục, ví văn ông như văn Anatole France pha mùi Buffon. Ông làm chủ nhiệm một tờ tuần báo rất được đồng bào chú ý. Ông bình sanh rất thích xem đánh võ đài và có tánh ưa đến gần. Mê xe hơi kiểu mới lạ, chạy êm, chạy lẹ. Thú tiêu khiển của ông là hằng ngày, ăn vận chỉnh tề, ngồi ngay ngắn nơi băng sau, để tài xế đưa đi dạo phố phường, bến tàu, lăng Cha Cả. Nhưng tánh ông rất ghét bạc bài và bổn tánh rất thanh liêm thẳng thắn. Nghe Thầy Sáu chứa bài nơi đâu là số báo sau có ít hàng của ông chỉ trích. Thầy Sáu sợ lắm và nhột quá, mượn người tin cậy đến xuống nước quy hàng và xin nạp ông mỗi tuần một số bạc to tát. Nhưng không bao giờ ông khứng hạ mình lãnh số tiền nhơ nhớp ấy. Thầy Sáu đăm chiêu nhưng cũng chẳng biết làm sao.Cách ít lâu, ông muốn sắm xe hơi, nên đăng báo tìm cách bán xe cũ. Một chú Ba Tàu đến ưng mua với một giá cao hơn giá ông định khá nhiều. Ông mừng thầm trúng mối và vui lòng bán xe, thơ thới và khoan khoái như một quân tử làm một việc thanh thiên bạch nhựt. Ông vẫn y như cũ, thẳng tay "bố" Thầy Sáu nếu dịp đưa đến.Nhưng ngờ đâu, kỳ Thầy Sáu chứa bài sau vụ ông bán xe, ông đành ngơ mắt, giả đui, giả điếc, vì vừa dợm viết thì mặt thằng Ba Tàu ló ra:"Hè! Tội nghiệp mà! Ngộ đâu có tiền mua xe của ông! Mua xe của ông, hè, là tiền của Thầy Sáu lớ! " .

*****************

Chú thích :  [81]... giận mà nói "hứ" không có tiền kèm theo.
 [82]Khi binh Pháp sang đây, họ kéo theo quân đội I-Pha-Nho (Tây Ban Nha) cho đồng bè vấn tội vua Tự Đức giê"t mục sư Pháp và I-Pha-Nho. Bởi chưng bọn I-Pha-Nho không đủ người, nên họ dẫn theo mớ lính thuộc địa của họ là lính mộ tại Manille - tức kinh đô quần đảo Phi Luật Tân ngày nay. Người Mã Lai (Malais) gọi người lính cảnh sát là "matamata". Do đó đẻ ra danh từ "Mã tà". Nay thấy trong "Việt Nam tự điển" hội Khai Trí: Ma tà: lính cảnh sát ở Nam Kỳ gọi theo tiếng Mã Lai. Còn danh từ "Ma tà tét" là danh từ khin bỉ của làng dao búa tặng người lính nhát gan giỏi tài "chạy tét".
 [83]Ca dao thời ấy còn nhắc: "Bành tô" (paletot) đánh chết xử huề, "Áo thun" chạy lại, đứng kề bành tô! " (Bành tô ám chỉ mấy thầy, áo thun ám chỉ bồi dọn bàn...) đều là người có thế lực, đánh chết ai có thể không đền mạng.
  [84]Cô là vợ mấy thầy, ỷ (dì) là vợ chiệc khách. Danh từ "Bà" chưa mấy thông dụng. Thậm chí các bà bợ Tham biện cũng gọi "Cô Chánh Bẹt Tanh" (Mme Bertin), "Cô Bảy Đốc Công Lác", thế thôi
 .[85]Ỷ, Y: tiếng Triều Châu. Tức "di" là "dì".
 [86]Theo sách "L'Indonchine (Souvenirs) par Paul Doumer, Vuibert et Nony, Paris, 1905, trương 162.
 [87]"Il fallaits'y attendre et ne pas l'envoyer si on voulait et si on pouvait faire autrement" (L'Indochine - Souvenirs par P. Doumer - trương 60).
 [88]Tên một tham biện Pháp, không rõ chánh tả viết ra sao.
 [89] Il ressemble à sa maison, ayant pris le costume francaise pour ses relations extérieures et conservante les moeurs indigènes." P. DoumerSouvenirs .. trương 67).
 [90]Một nhà hiển đạt: năm trai đậu cao quan lớn, ba gái chồng sang trọng.
 [91]Cù Lao Rồng ở tỉnh Mỹ Tho là bịnh viện phung cùi. Trong Nam, không phân biệt "phung" và "phun".   [92]Ngày 1er Avril 1961,cụ Trương Vĩnh Tống gọi điện thoại, khen tác giả viết "vui" và cho biết nhà ông Huỳnh Tịnh Của xưa ở xóm Cầu Kho, khi nhỏ cụ thường theo thân sinh là cụ Trương Vĩnh Ký đến nhà nầy nên nhớ rõ. (V.H.S.)
 [93]Đất Sài Gòn ngày nay mỗi thước vuông, chỗ địa thế tốt giá trên hai ngàn bạc cũng là thường sự. Không bì những năm xưa, mỗi thước một hai đồng bạc, năm ba ống hào, mà không có tiền mua sắm. Còn nói gì hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều đình Huế khép tội theo chánh phủ Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui, chừng đó ai về chỗ nấy, hốp tốp làm chi cho mang tội... Không dè bởi đất không ai nhìn, nên Pháp lập Hội Đồng Thành Phố, Ủy Ban Điền Thổ, rồi đưa nhau đi khám xét từng vùng. Đến chỗ nào địa thế tốt, thì những hội viên bản xứ nhận là của mình: "Ùy" (Oui) một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói "No" ("non", cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng "Ùy", "No" mà có ông lập nghiệp truyền tử lưu tôn. Năm trước tại Sa Đéc, tôi hầu chuyện một bực lão thành, ông Phủ Tân Hàm Ninh, nay đã quá vãng. Ông từng ngồi chủ quận hạt Gò Công. Ông nói: "Trận bão năm Giáp Thìn (1904) xảy ra ngày 1 tháng 5, gió thổi mạnh từ 10g sáng đến 10g đêm, nước lụt người trôi, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể. Mặc tình ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chánh thức. " Tuy vậy, ông Phủ tiếp, mà có ai thèm đâu. Học chỉ lo vớt thây ma lột vòng vàng ăn sốt dẻo còn hơn tham đất ruộng, rủi thời không tiền đóng thuế mắc nợ ở tù khổ thân ích gì."
 [94]Tục danh "Nhà Thờ Huyện Sĩ "
 [95]Bộ"Điếu Cổ Hạ Kim" của Nguyễn Liên Phong soạn năm 1915, có chia ra phần nhứt "điếu" những danh nhơn quá vãng, phần nhì "khánh hạ" những nhơn vật đương thời (1915). Tác giả có ý kiến rất sớm và làm việc sưu tầm này với rất nhiều trở ngại. Nhơn vật được nêu tên rất sụt sè có khi vì hiểu lầm không khứng cho phép, thành thử còn thiếu sót khá nhiều. Đây là một bộ sách ít ai giữ được và trở nên một sưu tập phẩm hiếm có của những người chơi sách.
 [96]Tiếng tăm lừng lẫy mà ông chỉ để lại có vài tác phẩm thuộc loại sách hiếm có:1.-Syllabaire quốc ngữ (sách vần quốc ngữ) par Diệp Văn Cương interprète du Gouvernment - Saigon, Phát Toán, 55-57 rue d'Ormay, Juin 19092.Recueil de morale annamite par Yên Sa Diệp Văn Cương.Saigon. Imprimerie de l'Union, 157 rue Catinat, 1917.3.Tập phong hóa dịch ra quốc ngữ (nhưng tôi không thấy bán). Năm 1966, nhơn dịp ra Huế, một ông bạn chỉ cho tôi xem nền nhà cũ của Diệp Văn Cương ở Gia Hội và gọi cụ là "chồng của Mệ Kim". V.H.S.
 [97]Thành ngữ"lấy lên" nghe lạ tai và đã có người lầm với "lấy lén"; nhưng "lấy lên" có nghĩa riêng của nó, tức chận lận ăn xớt, ăn bớt, ăn xén lớp trên mặt. V.H.S.
 [98]"Trút lọp"hay"đổ lọp" nghĩa đen là lấy, trút đổ cá trong lọp ra. (Trong Nam, lọp là đồ dùng bắt cá đươm bằng tre, giống cái bộng, hai đầu đặt hai cái toi (hom), cá chui vào trở ra không đặng. ) Nghĩa bóng "trút lọp" là ăn chặn, bắt cá trộm trước của người. Hưởng nước nhứt cục cưng của người ta cũng là "trút lọp"!
 [99]Hầu sáng: Hậu sanh (bồi bàn)- Phổ ky: Hỏa kế (Luôn tiện chép luôn, thưở xưa có thứ rương da để hút á phiện lúc đi đường, gọi hòm "phù sầu", tức hòm hộ thủ (thuật theo lời cụ Vi Huyền Đắc) (V.H.S.)

nguồn internet , có sửa chữa lại , chữ màu xanh , nghiêng là ghi chú riêng của người đăng .