Tỉ giá 1%
Một người chuyên sản xuất tiền âm phủ ở thành phố Sài Gòn, tên Cảnh, chia sẻ:“Ví dụ như vàng mã, tiền bạc, áo giấy thì khi cúng ngoài sân, người ta thường hay đốt, còn ở trong nhà thì không. Vì thường trong nhà thì người trong nhà mong người mất sẽ sớm siêu thoát, họ không cần những thứ này. Chỉ có ngoài sân như cúng rằm... mới cúng vàng bạc, áo giấy…”
Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.Ông Cảnh vốn là người sản xuất tiền âm phủ và vàng mã bỏ mối mấy chục năm nay nhưng ông cũng quên bẵng đi, không hề để ý mệnh giá của nó và cũng không ngờ đến chuyện này. Nhưng một lần tình cờ, khách hàng mua 100 tờ tiền âm phủ với giá tám ngàn đồng, ông này lắc đầu nhận xét là tám ngàn đồng Việt Nam bây giờ vẫn còn may mắn mua nổi 100 tiền âm phủ, ông Cảnh mới giật mình.
-Anh Mạnh
Tiền âm phủ gồm nhiều loại, trong đó có cả đô la âm phủ, euro âm phủ nhưng có ba loại tiền truyền thống, đó là tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa in hình đồng xu tròn. Giấy bạch đinh tượng trưng cho dương khí, hoàng đinh tượng trưng cho âm khí và đồng in hình xu tròn tượng trưng cho sự phối ngẫu cả hai loại tiền này, âm dươn gắn kết, hài hòa. Một khi đốt cúng cho ông bà, người Việt Nam thường đốt kết hợp ba loại bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa để ông bà tùy nghi sử dụng.
Thường thì người nghèo đốt mỗi loại tiền một trăm tờ, vị chi một lần cúng hết ba trăm tờ, gọi là ba trăm bạc âm phủ. Muốn có ba trăm bạc âm phủ, người ta phải bỏ ra hai mươi bốn ngàn đồng tiền chính phủ phát hành để mua. Nhưng đó là giá gốc, nếu như mua ở các cửa hàng bán lẻ, phải mất ba chục ngàn đồng. Nếu tính theo tỉ giá thì một đồng âm phủ ăn được một trăm đồng chính phủ, tỉ giá là 1%.
Chuyện tưởng như đùa, khôi hài nhưng nếu xét về lâu về dài thì có vẻ như đồng âm phủ ổn định hơn rất nhiều so với đồng chính phủ. Vì những năm đầu đổi tiền ở thập niên 1980, một trăm tiền âm phủ, chỉ cần bỏ ra vài xu tiền chính phủ đã mua được. Hiện tại thì đồng chính phủ trượt giá quá sức thấp so với đồng âm phủ. Và điều đó cho thấy rằng vấn đề chống mê tín dị đoan tại Việt Nam sẽ mang tính hình thức, khó mà thoát khỏi chuyện mê tín dị đoan một khi nền kinh tế bất ổn đã cài đặt cho người dân một loại tâm lý bất ổn.
Sở dĩ nói rằng việc chống hay xóa mê tín dị đoan ở Việt Nam sẽ thất bại là vì ngay trong nền kinh tế Việt Nam, nếu những người nào có trí nhớ tốt, từng gởi tiền vào ngân hàng gọi là đầu tư lấy lãi, họ sẽ nhận chung một số phận là thất bại thảm hại, sự đầu tư của họ còn tệ hơn cả việc mua một con heo nái về nuôi của người nông dân. Và điều này gây hoang mang cho không ít những người có tiền, họ sẽ xem đó là sự không may mắn, không được ơn trên chiếu cố mặc dù họ đã nỗ lực và đầu tư bằng cả trí não lẫn tiền bạc.
Điều đó sẽ dẫn đến tâm lý cầu an và nhờ vào thế lực siêu hình nào đó. Đương nhiên không đơn giản chỉ việc đầu tư thất bại mà người ta nghĩ đến người khuất mặt mà có cả nhiều yếu tố bất minh trong quá trình sống, trải nghiệm khiến cho con người ít dám tin vào con người mà lại tin vào thế giới thần linh, siêu hình, bởi thế giới đó, dù sao đi nữa vẫn chưa bao giờ lừa gạt họ điều gì.
Rải tiền chính phủ thay cho tiền âm phủ
Một cư dân Gò Vấp, Sài Gòn khác tên Mạnh, chia sẻ:“Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.”
Ông Mạnh cho rằng việc đốt giấy tiền, vàng mã mỗi khi cúng ông bà một cách vô tội vạ là điều hoàn toàn không tốt, mang tính mê tín dị đoan và quá phung phí bởi tỉ giá của đồng âm phủ đã cao gấp một trăm lần đồng chính phủ. Nhiều gia đình giàu có đã đốt cả vài ngàn tiền âm phủ mỗi khi cúng và làm tốn đến vài trăm ngàn đồng tiền chính phủ. Nếu để vài trăm ngàn đồng đó chia sẻ cho người nghèo thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Vì hiện tại Việt Nam có quá nhiều người nghèo.
Thậm chí có người mỗi ngày chỉ kiếm được từ mười đến hai mươi ngàn đồng để sống thoi thóp qua ngày giữa thành phố rộng lớn này. Điều này cũng đồng nghĩa cả một ngày lao động mệt mỏi của họ chỉ có thể mua được một trăm bạc âm phủ và nếu muốn mua cho đủ bộ ba tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa thì họ phải mất ba ngày lao động. Ông Mạnh kêu gọi mọi người hãy giảm bớt việc đốt giấy bạc âm phủ, để dành tiền chính phủ mà chia sẻ cho người nghèo khó.
Cũng theo nhận xét của ông Mạnh thì những gia đình quan chức, những người giàu có ở Chợ Lớn và các doanh nghiệp, kể cả cơ quan nhà nước thường đốt rất nhiều tiền âm phủ trong dịp cúng tất niên hằng năm. Có khi số tiền thưởng cho một nhân viên không bằng số tiền mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt trong dịp cuối năm. Nhưng vẫn không đáng ngại bằng các đám tang, ở những nơi linh thiêng, hiện tại người ta đổi tiền 200 đồng, 500 đồng của chính phủ để rải cúng thay vì dùng tiền âm phủ. Bởi rải tiền chính phủ ít tốn kém cho người sống mà lại có con số lớn hơn nhiều cho người âm.
Và ông Mạnh lấy làm lạ một điều là không hiểu sao bây giờ người ta lại sính chuyện đốt tiền âm phủ và vàng mã quá nặng. Hay nói cách khác là mên tín quá nặng, hễ nền kinh tế càng bất ổn bao nhiêu thì người ta càng mê tín bấy nhiêu. Có hai hướng để người ta sẵn sàng bỏ tiền ra mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt: Hoặc là đồng tiền trượt giá, thất nghiệp và khó khăn, người ta cúng kính xin được bình an, may mắn; Hoặc là tham nhũng phát triển quá cao, người ta cúng để giải bớt nghiệp, ví dụ như tham nhũng một tỉ đồng thì người ta sẽ mua một trăm tiền âm phủ để giải nợ. Điều đó mới nghe thật buồn cười nhưng là sự thật!
Và dù hiểu theo cách gì thì hiện tại, tiền âm phủ vẫn được bảo chứng mệnh giá tốt hơn tiền chính phủ gấp một trăm lần. Đó là sự thật đáng buồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
nguồn rfa.org
Bonus : Đồng tiền có 1 không 2 của " đỉnh cao trí tuệ " .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét